Sáng 16/10, hai ngày sau cái chết của một người phụ nữ (59 tuổi, quốc tịch Mỹ) - khách hàng thực hiện dịch vụ căng da mặt ở Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam - cơ sở y tế này vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, việc tiếp cận, chụp ảnh hay ghi hình ở xung quanh khu vực này gần như không thể thực hiện.
Trước đó, báo cáo của Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam gửi Sở Y tế TP.HCM đã nêu rõ toàn bộ quy trình từ khi tiếp nhận khách hàng, thực hiện phẫu thuật, đến thời điểm nạn nhân gặp biến chứng phải đưa đi cấp cứu. Điều gì đã xảy ra với người phụ nữ này trong một ngày (11/10) ở Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam?
8h6 phút: Bệnh nhân C.T.L. (sinh năm 1960, địa chỉ phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM) vào viện với lý do bị lão hóa da mặt, không tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày mong muốn được căng da mặt để tự tin hơn trong cuộc sống.
Trước đây, bệnh nhân từng bơm silicone hai bên má nhưng không rõ thời gian thực hiện. Tiền sử gia đình không phát hiện bất thường, bệnh nhân khỏe mạnh.
Thăm khám lâm sàng tổng trạng kết luận bệnh nhân tỉnh táo, da niêm mạc hồng, tuyến giáp không sờ thấy, hạch ngoại vi không sờ chạm, cân nặng 59 kg, mạch 78 lần/phút, nhiệt độ 37 độ C, huyết áp 110/70 mmHg, nhịp thở 20 lần/phút. Vùng da mặt hai bên bị lão hóa. Tuần hoàn T1, T2 đều rõ, 78 lần/phút. Hô hấp rì rào phế nang êm dịu, phổi không ran, nhịp thở 20 lần/phút.
13h30: Bệnh nhân được chuyển vào phòng mổ.
14-17h30: Tiến hành phẫu thuật:
Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được gây mê nội khí quản, sát khuẩn vùng mặt, cổ bằng Povidin và gây tê bằng 100 ml dung dịch Lidocain, Adrenalin và Natri Clorua vào vùng tai hai bên, tê hai bên má, vùng cằm và sau tai, vùng chân tóc theo đường mổ.
Sau khi chờ ngấm tê khoảng 20 phút, các bác sĩ tiến hành căng da mặt.
Các loại thuốc sử dụng sau mổ: Lactat Ringer 1.000 ml + Glucose 5% 500 ml truyền tĩnh mạch XL giọt/phút; Sufentanyl 50 mcg pha đủ 50 ml dịch truyền dùng bơm tiêm điện 3 ml/h từ 19h; Nefopa 20 mg/ống pha dịch truyền; Nexium 40 mg 1 lọ tiêm tĩnh mạch chậm thực hiện lúc 19h; Maxsetron 8 mg 1 ống tiêm tĩnh mạch chậm thực hiện lúc 19h.
21h: Bệnh nhân đột ngột khó thở, khàn tiếng, phù môi, tím tái, mạch nhẹ khó bắt, huyết áp 60/40 mmHg. Bác sĩ tiến hành hồi sức tích cực, ngưng các thuốc đang dùng. Chẩn đoán sơ bộ: Theo dõi sốc phản vệ sau phẫu thuật căng da mặt.
21h2 phút: Tình trạng bệnh nhân không cải thiện, mạch nhẹ, huyết áp 60/20 mmHg, Sp02 70%.
21h4 phút: Bệnh nhân đang thở máy, mạch nhẹ, huyết áp 40/00 mmHg.
21h10 phút: ECG trên monitor xuất hiện nhịp nhanh trên thất. Bệnh viện gọi Trung tâm cấp cứu 115 hỗ trợ.
21h20 phút: Trung tâm Cấp cứu 115 có mặt hội chẩn và thống nhất phối hợp chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Nhân dân 115 điều trị tiếp.
21h35: Bệnh nhân rời khỏi Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam trong tình trạng thở máy, huyết áp 130/100 mmHg. Chẩn đoán cuối cùng suy hô hấp chưa rõ nguyên nhân, theo dõi sốc phản vệ.
Báo cáo của Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam khẳng định sau khi được hồi sức tích cực theo đúng quy trình, bệnh nhân tương đối ổn định, các chỉ số sinh tồn đủ điều kiện chuyển tuyến điều trị.
Ngày 12/10, bệnh nhân được chạy ECMO tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên, do tình trạng quá nặng, bệnh nhân không qua khỏi và đã tử vong tối 14/10.
Ngày 15/10, b
Tuy nhiên, sáng 16/10, bà Mai thông tin Sở Y tế vừa nhận đơn được cho là của người nhà bệnh nhân về việc đề nghị không mổ tử thi. Cùng thời gian này, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế, vừa có công văn khẩn đề nghị Sở Y tế TP.HCM khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ sự việc nữ bệnh nhân tử vong sau khi căng da mặt tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam TP.HCM.
Phó cục trưởng Nguyễn Trọng Khoa yêu cầu Sở Y tế TP.HCM tiến hành xử lý vi phạm đối với người hành nghề và Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam (nếu có) theo quy định.