- Cách tiếp cận của Trump với khu vực này trong đánh giá của ông như thế nào? Có thay đổi nào không qua quan sát về chuyến công du châu Á?
- Tôi không nghĩ vậy. Cách tiếp cận của Trump với khu vực này khá thống nhất. Nhìn cách ông phản ứng với vấn đề Triều Tiên vài tháng qua sẽ thấy quan điểm không thay đổi của ông ở khu vực này.
- Chúng ta nói nhiều về sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khi Mỹ đang có xu hướng phản toàn cầu hóa, quay về chủ nghĩa bảo hộ, và biệt lập. Cán cân sức mạnh giữa các nước lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thay đổi thế nào?
Thực ra Mỹ và Trung Quốc có năng lực và sức mạnh khá khác nhau. Sức mạnh của Mỹ nằm trong tay Chính phủ và hệ thống, với năng lực quân sự và chính trị. Trong khi đó, sức mạnh của Trung Quốc là sức mạnh kinh tế, nằm ở khu vực tư nhân nhiều hơn.
Ian Bremmer cho rằng Mỹ và Trung Quốc có hai dạng sức mạnh khác nhau. Ảnh: CNBC. |
Hai nước có quyền lực và sức mạnh khác nhau. Chúng ta sẽ chưa thấy một cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 đâu.
Nhật Bản sẽ bị tắc trong quan hệ quân sự với Mỹ. Đó là điều không phải bàn cãi. Bản thân nước này với chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe, muốn làm người lãnh đạo, nhưng tâm lý các nước thì thích Mỹ hơn.
Với Hàn Quốc, quan hệ kinh tế sẽ ngày càng được đẩy mạnh với Trung Quốc.
- Với việc Tổng thống Trump lên nắm quyền tại Mỹ và thay đổi cách tiếp cận với khu vực, nhiều người lo ngại cho sự ổn định khu vực. Theo ông, các nước trong khu vực và Việt Nam nói riêng sẽ chịu tác động ra sao?
- Tình hình đương nhiên sẽ trở nên khó khăn hơn.
Với sự trỗi dậy của mình, kinh tế Trung Quốc ngày càng lớn hơn, ảnh hưởng của nước này lên toàn khu vực ngày càng tăng. Từ đó, Trung Quốc có thể đầu tư lớn hơn cho quân sự, hành động quyết liệt hơn ở Biển Đông. Khi mà thương mại với Trung Quốc ngày càng quan trọng, họ sẽ ép bạn phải làm những điều mà họ muốn.
Như tôi đã nói trong diễn đàn hôm nay, ưu thế vượt trội về quân sự của Mỹ trên thế giới có thể giúp ít nhiều nhưng với sự lớn mạnh về kinh tế của Trung Quốc, sự phụ thuộc của thế giới vào họ sẽ ngày càng lớn hơn.
Cũng như hôn nhân, một khi đối tác của bạn luôn nhấp nhổm muốn rời đi, thì tốt nhất hãy tìm cho mình đối tác khác.
Philipp Rosler - Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới
- Vậy các nước nên ứng phó như thế nào?
- Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới Philipp Rosler đã chỉ ra một điểm rất chuẩn xác: Cần có cách tiếp cận đa dạng hơn, cho mình nhiều lựa chọn hơn.
Các nước không thể chỉ tiếp cận hoàn toàn dựa vào Mỹ mà phải đẩy mạnh cách tiếp cận đa phương. Đó là lý do các định chế như TPP-11, ASEAN sẽ rất hữu ích.
Đương nhiên việc này sẽ khó, khi mà Trung Quốc sẽ ngày càng lớn mạnh theo thời gian.