Sinh viên Đại học Duy Tân. Ảnh: FBNT. |
Ngày 6/11, tổ chức QS Top Universities công bố bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2025. Việt Nam có 17 đại diện lọt vào danh sách này. So với xếp hạng 2024, nước ta có thêm hai đại diện lọt top là Đại học Mở TP.HCM và Đại học Vinh.
Trong số 17 trường, Đại học Duy Tân tiếp tục ở vị trí đầu bảng, xếp hạng 127, giảm 12 bậc so với năm 2024.
Tiếp đến là Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp hạng 161, tăng 26 bậc. Đại học Quốc gia TP.HCM xếp hạng 184, tăng 36 bậc.
Đại học Tôn Đức Thắng xếp hạng 199. So với năm ngoái, trường này tụt tới 61 bậc.
Trong khi đó, Đại học Văn Lang và Đại học Công nghiệp TP.HCM tăng tới hơn 200 bậc, lần lượt nằm trong nhóm 491-500 và 501-520.
Thứ hạng của các đại học Việt Nam trên bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2025 cụ thể như sau:
TT | Tên trường | Xếp hạng 2024 | Xếp hạng 2025 |
1 | Đại học Duy Tân | 115 | 127 |
2 | Đại học Quốc gia Hà Nội | 187 | 161 |
3 | Đại học Quốc gia TP.HCM | 220 | 184 |
4 | Đại học Tôn Đức Thắng | 138 | 199 |
5 | Đại học Nguyễn Tất Thành | 291-300 | 333 |
6 | Đại học Huế | 351-400 | 348 |
7 | Đại học Kinh tế TP.HCM | 301-350 | 369 |
8 | Đại học Bách khoa Hà Nội | 401-450 | 388 |
9 | Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM | 401-450 | 421-430 |
10 | Đại học Đà Nẵng | 501-550 | 421-430 |
11 | Đại học Giao thông Vận tải | 651-700 | 481-490 |
12 | Đại học Văn Lang | 701-750 | 491-500 |
13 | Đại học Công nghiệp TP.HCM | 751-800 | 501-520 |
14 | Đại học Cần Thơ | 651-700 | 521-540 |
15 | Đại học Mở TP.HCM | chưa được xếp hạng | 701-750 |
16 | Đại học Sư phạm Hà Nội | 801+ | 751-800 |
17 | Đại học Vinh | chưa được xếp hạng | 851-900 |
Xếp hạng đại học châu Á 2025 có sự góp mặt của 984 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu đến từ 29 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ấn Độ là quốc gia có nhiều trường nằm trong bảng xếp hạng nhất với 193 trường đại học, tiếp theo là Trung Quốc đại lục (135 trường) và Nhật Bản (115 trường).
Đại học Bắc Kinh vẫn giữ vị trí đầu bảng. Tiếp đến lần lượt là Đại học Hong Kong, Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Công nghệ Nanyang.
Trong top 10, Trung Quốc đại lục dẫn đầu khi có 4 trường lọt top, gồm Đại học Kinh Bắc, Đại học Phúc Đán (xếp thứ 5), Đại học Thanh Hoa (xếp thứ 7), Đại học Chiết Giang (xếp thứ 8).
Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) có 3 trường lọt vào top 10, gồm Đại học Hong Kong, Đại học Trung Văn Hong Kong (xếp thứ 6), Đại học Thành phố Hong Kong (xếp thứ 10).
Xuất hiện từ năm 2009, xếp hạng đại học châu Á của QS sử dụng phương pháp đánh giá tương tự xếp hạng đại học thế giới. Tuy nhiên, một số yếu tố và trọng số được điều chỉnh để phù hợp với khu vực.
11 tiêu chí đánh giá được QS sử dụng cho xếp hạng đại học châu Á bao gồm: Danh tiếng học thuật; danh tiếng với nhà tuyển dụng; tỷ lệ giảng viên/sinh viên; mạng lưới nghiên cứu quốc tế; số lượng trích dẫn bài báo; tỷ lệ trích dẫn bài báo/giảng viên; số lượng giảng viên có bằng tiến sĩ; tỷ lệ giảng viên quốc tế; tỷ lệ sinh viên quốc tế; tỷ lệ sinh viên trao đổi trong nước; tỷ lệ sinh viên trao đổi nước ngoài.
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.