Theo đó, 3 đại học của Việt Nam góp mặt trong xếp hạng năm nay là Đại học Quốc gia Hà Nội (hạng 251-300), Đại học Bách khoa Hà Nội (hạng 351-400) và Đại học Quốc gia TP.HCM (hạng 401+).
Ba đại diện của Việt Nam trong danh sách năm nay. |
So với năm 2020, tổng điểm và thứ hạng của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội giảm, nhưng điểm các tiêu chí xếp hạng đều tăng.
4/5 tiêu chí xếp hạng của Đại học Quốc gia Hà Nội đạt điểm cao nhất, bao gồm: Trích dẫn, triển vọng quốc tế, trích dẫn và giảng dạy. Riêng tiêu chí thu nhập từ chuyển giao tri thức và công nghệ, Đại học Quốc gia TP.HCM dẫn đầu với 40.3 điểm đánh giá.
Năm 2021, THE xếp hạng 551 trường đại học đến từ 30 quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á. Hai đại diện của Trung Quốc là Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh lần lượt dẫn đầu với vị trí thứ 1, thứ 2.
Trong khi đó, Nhật Bản lại là quốc gia có nhiều đại diện góp mặt nhất với 116 tổ chức giáo dục đại học, tăng 6 trường so với năm ngoái. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đạt được thành tích tốt nhất trong 6 năm qua.
Đặc biệt trong năm nay, Iran có một đại diện mới góp mặt là Đại học Khoa học Y tế Kurdistan. Dù lần đầu tiên lọt vào danh sách, trường xếp ở vị trí 45, hạng cao nhất trong số những gương mặt mới.
Xếp hạng Đại học Châu Á của Times Higher Education năm 2021 đánh giá dựa trên 13 tiêu chí tương tự Xếp hạng Đại học Thế giới. Tuy nhiên, các tiêu chí được hiệu chỉnh để phản ánh thuộc tính của các trường đại học rõ nét hơn.
13 tiêu chí đánh giá do THE đưa ra được chia thành 5 nhóm lĩnh vực chính, bao gồm: Đào tạo (chất lượng môi trường học tập và giảng dạy; nghiên cứu (khối lượng, thu nhập và danh tiếng); trích dẫn (ảnh hưởng nghiên cứu); danh tiếng quốc tế (thu hút giảng viên, sinh viên và nghiên cứu quốc tế); nguồn thu từ hợp tác với doanh nghiệp (hiệu quả chuyển giao tri thức).