Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ du lịch thế giới?

Du lịch Việt Nam có đà phục hồi ấn tượng sau thời gian suy giảm vì dịch Covid-19, song ngành công nghiệp không khói đang đối mặt nhiều thách thức cần thay đổi theo xu hướng mới.

Thống kê từ Tổng cục Du lịch, năm 2023, tổng lượng khách quốc tế đạt 12,6 triệu lượt, gấp gần 3,5 lần so với năm 2022, vượt 57% mục tiêu ban đầu (8 triệu lượt) và đạt mục tiêu sau điều chỉnh (12-13 triệu khách).

Số liệu cho thấy du lịch Việt đang trên đà hồi phục mạnh mẽ sau dịch, tuy nhiên, bất chấp việc đón lượng lớn khách nội địa lẫn quốc tế, các doanh nghiệp du lịch vẫn đang ở “thế khó”.

Điểm đến hấp dẫn nhưng chưa có sản phẩm nổi bật

Theo tổng hợp dữ liệu cả năm 2023, lượng tìm kiếm từ các thị trường quốc tế về du lịch Việt Nam tăng trưởng ở mức trên 75%, xếp thứ 6 thế giới. Các điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất gồm: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Huế và Phan Thiết.

Không chỉ sở hữu vẻ đẹp đa dạng trải từ từ Bắc vào Nam với nhiều di sản thiên nhiên độc đáo, Việt Nam còn thu hút du khách bởi những điểm đến ấn tượng, giàu giá trị văn hóa bản địa. Nền ẩm thực phong phú, đặc sắc cũng là điểm sáng giúp du lịch Việt lọt top bình chọn của các chuyên trang nổi tiếng thế giới.

Nhiều chuyên gia đánh giá dải đất hình chữ S không thiếu vốn liếng để thu hút du khách, song thực trạng khách quốc tế tiêu ít tiền khi đến Việt Nam là điều chưa được cải thiện trong nhiều năm qua.

Oxalis anh 1

Việt Nam có nhiều thế mạnh về thiên nhiên để phát triển du lịch.

Số liệu thống kê gần nhất mà Tổng cục du lịch cung cấp, năm 2019, chi tiêu trung bình khách du lịch quốc tế ở Việt Nam là 1.200 USD/người, thời gian ở lại 9,1-9,2 ngày. Cụ thể, các mức chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu cho lưu trú và ăn uống 56-60%; mua hàng hóa, đồ lưu niệm, tham quan, vui chơi, giải trí chỉ chiếm 20%; còn lại là chi phí khác. Nếu chỉ tính tham quan kèm vui chơi giải trí, chi phí chỉ bằng 7-10% trong tổng chi phí.

Nhiều ý kiến nhận định nguyên nhân của việc “ít chi” nằm ở sản phẩm, dịch vụ chưa đa dạng, hấp dẫn, chưa đáp ứng được nhu cầu giải trí, mua sắm và trải nghiệm của khách quốc tế. Các vấn đề khác như môi trường, nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng của điểm du lịch cũng ít nhiều ảnh hưởng.

Thực tế, chi tiêu của du khách vào ban đêm chiếm khoảng 70% mức chi tiêu toàn bộ hành trình, nhưng du lịch Việt Nam đang thiếu những sản phẩm giá trị, đa dạng để khách mua sắm, thiếu địa điểm cụ thể để khách tiêu tiền.

Oxalis anh 2

Cần thêm nhiều sản phẩm du lịch chất lượng để thu hút du khách.

Xu hướng du lịch tự túc hoặc chỉ chọn landtour thay vì các đơn vị dịch vụ trọn gói bản địa cũng khiến doanh thu du lịch bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch Việt cũng gặp sự cạnh tranh gay gắt từ công ty nước ngoài có đặt trụ sở tại Việt Nam. Thay vì sử dụng dịch vụ địa phương, các đơn vị lữ hành này đầu tư xây dựng dịch vụ, cơ sở mua sắm giống hệt quốc gia họ, du khách khi đặt tour ở các đơn vị này không chi vào dịch vụ của Việt Nam mà vào dịch vụ mua sắm của đơn vị cung cấp tour.

Giải pháp để doanh thu du lịch không bị “thất thoát”

Bên cạnh bài toán chung về phát triển du lịch trên cả nước cần nhiều thời gian, nỗ lực điều chỉnh, không ít địa phương đã chủ động phát huy thế mạnh để phần nào tìm ra giải pháp. Hà Nội hay TP.HCM đẩy mạnh xây dựng các mô hình thí điểm phục vụ du khách vào ban đêm, bước đầu mang về dấu hiệu tích cực.

Những trải nghiệm “không ngủ” của du lịch TP.HCM nổi bật như: Show nghệ thuật À ố, du thuyền ngắm cảnh trên sông Sài Gòn, xe bus 2 tầng chạy xuyên đêm, các khu vực quy tụ nhiều dịch vụ giải trí đêm như phố Tây Bùi Viện, phố Nhật...

Các sản phẩm và dịch vụ này phần nào thành công trong việc kích thích nhu cầu tiêu dùng, khiến du khách mở “hầu bao” và lưu trú lâu hơn để trải nghiệm.

Ngoài các trung tâm giải trí lớn, sản phẩm du lịch tại nhiều địa phương với thế mạnh là thiên nhiên, văn hóa lịch sử cũng cần được chú trọng đầu tư. Một ví dụ điển hình cho tiên phong thay đổi cách làm du lịch là Quảng Bình.

Kết hợp cùng đơn vị lữ hành có chiến lược bền vững là Oxalis Adventure, Quảng Bình mang đến đa dạng lựa chọn cho du khách theo xu hướng như: du lịch mạo hiểm, du lịch xanh, du lịch thích ứng thời tiết... Các sản phẩm du lịch nổi bật của Oxalis Adventure như tour chinh phục Sơn Đoòng - hang động lớn nhất thế giới, Khám phá thiên nhiên rào Thương - Hang Én, Thám hiểm rừng sâu Hang Ba... đều nhận được sự ủng hộ lớn của du khách.

Nhiều ý kiến nhận định việc mở rộng dịch vụ và sản phẩm du lịch vẫn là địa hạt màu mỡ để khai phá. Hiện, các địa phương cần thêm giải pháp và thời gian để tạo nên các sản phẩm nổi bật, hấp dẫn cho du khách.

Trong nỗ lực thúc đẩy du lịch nội địa phát triển, với vị thế là trung tâm kinh tế, đầu tàu dẫn dắt du lịch cả nước, TP.HCM tiên phong tổ chức hội thảo “Chuyển đổi mô hình kinh doanh du lịch cập nhạt xu hướng trên thế giới” để cùng các đơn vị tìm ra giải pháp, thu hút du khách đến thành phố nói riêng và cả nước nói chung.

Hội thảo do Sở Du lịch TP.HCM phối hợp Oxalis Adventure tổ chức sẽ giúp các doanh nghiệp lữ hành hiểu thêm về xu hướng du lịch thịnh hành trên thế giới, cách thức tạo sản phẩm du lịch phù hợp, quảng bá truyền thông hiệu quả. Những giải pháp từ lý thuyết đến thực tiễn được triển khai và ứng dụng từ hội thảo sẽ góp phần giải quyết nan đề của ngành như sự cần thiết phải tăng chi tiêu, độ dài lưu trú của du khách, cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực…

Hội thảo “Chuyển đổi mô hình kinh doanh du lịch cập nhật xu hướng trên thế giới” diễn ra vào 4/4, được livestream trên YouTube Sở Du lịch TP.HCM và dẫn lại trên Tạp chí Tri Thức - Znews.

Nhằm cập nhật xu thế du lịch trong nước và quốc tế, cũng như nâng cao kiến thức và năng lực tiếp thị, truyền thông cho các doanh nghiệp du lịch, Sở Du lịch TP.HCM phối hợp với Tạp chí Tri Thức - ZNews và Công ty TNHH MTV Chua Me Đất (Oxalis Adventure) tổ chức Hội thảo "Chuyển đổi mô hình kinh doanh du lịch để theo kịp xu hướng trên thế giới".

Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo các Bộ, ban, ngành liên quan cùng nhiều đơn vị kinh doanh du lịch trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp khai thác thị trường khách quốc tế. Thông qua hội thảo, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý sẽ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm thích ứng với những thay đổi trên thị trường, trong đó có xu hướng chuyển đổi từ mô hình B2B thành B2C để đến gần hơn với du khách, từ đó thu hút khách du lịch đến TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Sự kiện diễn ra ngày 4/4 tại Khách sạn Majestic TP.HCM.

Toàn bộ sự kiện sẽ được livestream trên kênh YouTube Du lịch TP.Hồ Chí Minh và dẫn lại trên Tạp chí Tri Thức - Znews.

Đón đầu khách siêu giàu

Thị trường du lịch xa xỉ góp một phần lợi nhuận khổng lồ cho nền kinh tế. Các công ty đang chú trọng đến việc cung cấp những trải nghiệm độc quyền nhằm thu hút giới siêu giàu.

Việt Nam không lép vế khi giành khách tự túc với Thái Lan, Singapore

Du khách tự túc có thể đến Singapore, Thái Lan để mua sắm, nhưng sẽ chọn Việt Nam cho hành trình khám phá thiên nhiên, trải nghiệm ẩm thực.

Phượng Tú

Bạn có thể quan tâm