Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam đang xúc tiến tự sản xuất vắc xin 5 trong 1

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết hai năm tới Việt Nam sẽ tự sản xuất được vắc xin 5 trong 1 để dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam bị dừng đột ngột do Hàn Quốc ngừng sản xuất, việc chuyển đổi sang loại vắc xin mới đang gây tâm lý hoang mang cho không ít phụ huynh bởi tình trạng gián đoạn, thiếu thuốc. Trước mắt, loại vắc xin của Ấn Độ là ComBE Five sẽ được dùng thay thế Quinvaxem.

Tuy nhiên, mới đây Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết hai năm tới, Việt Nam sẽ tự sản xuất được vắc xin 5 trong 1 (vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib). Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu vắc xin trên động vật và chuẩn bị phối trộn.

Viet Nam tu san xuat vac xin 5 trong 1 anh 1
Vắc xin Quinvaxem hiện đã ngừng sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Ảnh: A.T.

Thời gian vừa qua, Việt Nam cũng đã sản xuất thành công vắc xin phức tạp Hib bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh về đường hô hấp, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Đây được coi là một loại vắc xin phức tạp nhất, qua nhiều khâu tinh chế. Hiện loại này được chọn là một trong các sản phẩm nằm trong Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.

Hiện nước ta đã tự sản xuất được 10 loại vắc xin phòng bệnh lao, sởi, rubella, rota, tả, thương hàn, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi-rubella…, trong đó có 8 loại đã được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia.

Năm 2017, lần đầu tiên Việt Nam sản xuất được vắc xin 2 trong 1 (sởi - rubella) trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Việt Nam trở thành một trong 25 quốc gia trên thế giới sản xuất được vắc xin và là nước thứ tư tại châu Á sản xuất được vắc xin phối hợp sởi - rubella.

Năm 2018, loại vắc xin MR kết hợp sởi - rubella do Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) Việt Nam sản xuất đã được sử dụng trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18-24 tháng tuổi trong tiêm chủng mở rộng, thay thế cho loại vắc xin sởi - rubella nhập khẩu lâu nay.

Ngoài ra, theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, trong năm 2018 và 2019, sẽ có thêm 3 loại là vắc xin phòng cúm mùa, viêm não Nhật Bản tế bào và bại liệt bất hoạt của Việt Nam được đưa vào sử dụng. Các loại vắc xin này đang trong giai đoạn chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép lưu hành.

Các loại vắc xin phòng bệnh cho người liên tục được nghiên cứu sản xuất sẽ góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu đề ra của Chính phủ là đến năm 2020, Việt Nam sẽ sản xuất được 12 loại vắc xin và đến năm 2030 sẽ sản xuất được 14 loại để sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Loại vắc xin nào sẽ thay thế Quinvaxem?

Loại vắc xin thay thế Quinvaxem sẽ do Ấn Độ sản xuất và được triển khai trên toàn quốc vào tháng 6-7.

HQ

Bạn có thể quan tâm