Kevin German sinh ra 4 năm sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Ông luôn thấy vừa hoài cổ về một quá khứ chưa từng biết, vừa ngưỡng mộ những người đang xây một Việt Nam mới.
|
Theo Washington Post, nhiếp ảnh gia người Mỹ Kevin German vừa bắt đầu chiến dịch gây quỹ cộng đồng để xuất bản một cuốn sách về Việt Nam, đất nước mà ông nhìn như một "bí mật tội lỗi" của người Mỹ. German ra đời sau khi Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc được 4 năm, thế nhưng khi đến Việt Nam, ông thấy bản thân mình hoài cổ một quá khứ mà ông chưa từng sống qua. Trong ảnh, các người mẫu tóc bước ra một buổi diễn tổ chức tại Nhà hát TP.HCM. |
|
"Tôi sống ở Việt Nam 5 năm, nhưng đã chụp ảnh về nó được 10 năm. Trong khi các du khách khác tìm đến những bờ biển và đội chiếc nón lá Việt Nam rồi chụp ảnh "tự sướng", tôi tìm về một quá khứ xa xôi", ông nói với tờ In Sight. Trong ảnh, Ngan Nguyen soi mình trong tấm gương vỡ cô tìm thấy ở một khu đất bỏ hoang tại TP.HCM.
|
|
"Tôi nhìn Việt Nam như một bộ phim đen, lãng mạn hóa sự hoài cổ tôi chưa từng biết. Tôi bị cuốn vào sự quái lạ và liền kề khi những người giàu và nghèo đứng cạnh nhau". Trong ảnh, một cô gái mặc áo dài ở TP.HCM trong dịp Tết Nguyên đán.
|
|
"Đôi khi tôi cảm thấy không thoải mái trước sự phát triển của Việt Nam. Tôi đứng giữa niềm trung thành dành cho những người đã rời đi sau chiến tranh và nỗi yêu thích trước những kiến trúc sư đang xây dựng nên một Việt Nam mới". Một thuyền cá buổi sớm ở miền Trung Việt Nam.
|
|
"Nhưng mặt trời vẫn mọc, như tại mọi nơi chốn khác. Và bạn nhớ về điều đã mang bạn đến với đất nước đầy mê hoặc này. Sự tử tế và tinh thần bền bỉ của một dân tộc đã chiến đấu với những kẻ xâm lược trong hơn 100 năm...". Trong ảnh, Phong Nguyen, 16 tuổi, ngước nhìn trời đêm sau một buổi cào muối ở Bến Tre.
|
|
"Tôi không muốn đây là một cuốn sách về chiến tranh, dù cùng lúc tôi không thể vứt bỏ cuộc chiến khỏi đầu óc mình. Việt Nam rất khác nhau trong mắt những người khác nhau. Cuốn sách này chỉ nhằm thách thức những thứ bạn đã biết về đất nước này. Người đọc có thể trải nghiệm nó bằng việc hướng đến tương lai, hoặc ngược về quá khứ. Mỗi phần đều đưa ra một góc nhìn khác về Việt Nam với thông điệp đơn giản: Hãy quên đi những gì bạn đã nhớ và nhớ lại những gì bạn đã quên", German nói. Trong ảnh, diễn viên Kathy Uyên trước một buổi diễn.
|
|
Nhiếp ảnh gia Võ Anh Ninh, người được mệnh danh là "cây đại thụ" trong giới nhiếp ảnh Việt Nam trên giường bệnh sau một vụ tai nạn giao thông. Ông qua đời ở tuổi 101. |
|
Hai anh em trai chơi đùa với bong bóng hình gấu tại công viên ở quận 1, TP.HCM. |
|
Linh, 21 tuổi và là nạn nhân của chất độc Da cam, ăn cơm bằng chân tại nhà mẹ cô ở Sài Gòn. |
|
Những em bé gái đi học buổi sáng sớm ở một tỉnh miền Trung Việt Nam. |
|
Ron (bên trái) và Chris trong hồ bơi ở căn hộ các em đang sống tại TP.HCM. |
|
Một vận động viên thể hình trong một cuộc thi ở ngoại ô TP.HCM. |
|
Buổi duyệt binh kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội hồi năm 2010. |
Phương Thảo
Ảnh: Washington Post
Việt Nam trong mắt nhiếp ảnh gia Mỹ
Mỹ
Anh
người Mỹ chụp Việt Nam
Chiến tranh Việt Nam