Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam sẽ dừng sử dụng vắc xin Quinvaxem

Theo thông tin từ Bộ Y tế, vắc xin Quinvaxem dự kiến chỉ sử dụng đến hết tháng 5 trên quy mô toàn quốc.

Quinvaxem được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR)  cho trẻ dưới 1 tuổi trong suốt 7 năm qua. Đây là loại vắc xin phối hợp 5 trong 1 phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.

Do nhà sản xuất Berna Biotech đã ngừng sản xuất vắc xin Quinvaxem, Bộ Y tế đã có kế hoạch chuyển đổi sử dụng vắc xin phối hợp 5 trong 1 tương tự về thành phần và hiệu quả phòng bệnh.

Theo kế hoạch, loại vắc xin phối hợp 5 trong 1 này sẽ được đưa vào sử dụng trên quy mô nhỏ tại 4 tỉnh, sau đó sẽ đưa vào sử dụng rộng rãi trên quy mô toàn quốc vào cuối quý II năm 2018.

Vắc xin Quinvaxem vẫn tiếp tục được sử dụng trong chương trình TCMR cùng với việc chuyển đổi sử dụng loại vắc xin phối hợp 5 trong 1.

Bộ Y tế khuyến cáo các bậc cha mẹ tiếp tục đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình, để trẻ em không bị mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

dung tiem vac xin Quinvaxem anh 1
Em bé ngủ trên tay mẹ chờ đến lượt tiêm phòng. Ảnh: Khánh Trung.

Ngoài ra, để tiếp tục duy trì thành tựu và kết quả công tác tiêm chủng mở rộng, năm 2018, Bộ Y tế có kế hoạch đưa một số vắc xin mới vào chương trình TCMR, bao gồm:

- Vắc xin phòng bệnh Sởi - Rubella: Tháng 4/2018, vắc xin Sởi - Rubella (MRVAC) do Việt Nam sản xuất sẽ được sử dụng trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18 tháng tuổi trong tiêm chủng mở rộng.

- Vắc xin bại liệt tiêm (IPV): Bộ Y tế sẽ đưa vắc xin tiêm IPV cho trẻ 5 tháng tuổi vào chương trình TCMR từ tháng 8/2018.

Quinvaxem, Pentaxim trong vòng xoáy khủng hoảng niềm tin

Quinvaxem - vắc xin được sử dụng nhiều nhất trên thế giới - đang bị biến thành "con ngáo ộp", "vũ khí giết người" và người dân chạy theo Pentaxim, dù giá cao, khan hiếm.


Hà Quyên

Bạn có thể quan tâm