Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vĩnh Phúc cho giáo viên đạt IELTS từ 7.0 đi bồi dưỡng ở nước ngoài

Theo kế hoạch năm 2023, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc dự kiến đưa 39 giáo viên Tiếng Anh bậc THPT đi bồi dưỡng 4 tuần tại Australia.

dao tao giao vien anh 1

Giáo viên sẽ được bồi dưỡng phương pháp dạy học Tiếng Anh theo hướng phát huy năng lực học sinh. Ảnh minh họa: Phương Lâm.

Theo thông báo, 39 giáo viên được cử đi đều đạt năng lực IELTS từ 7.0 trở lên. Khóa học dự kiến diễn ra tại Sydney hoặc Melbourne (Australia) trong khoảng nửa cuối năm 2023.

Giáo viên sẽ được bồi dưỡng các phương pháp sau:

  • Phương pháp dạy học Tiếng Anh theo hướng phát huy năng lực, đồng thời hình thành, phát triển khả năng giao tiếp, sử dụng tiếng Anh (4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết) của học sinh;
  • Phương pháp tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả, lấy học sinh làm trung tâm;
  • Phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực tiếng Anh theo hướng tiếp cận phương pháp quốc tế;
  • Bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác các nguồn học liệu, phần mềm dạy học tiếng Anh; áp dụng vào giảng dạy Tiếng Anh hiệu quả, hỗ trợ học sinh học tiếng Anh mọi nơi.

Ngoài ra, giáo viên sẽ được thực hành giảng dạy, dự giờ tại các trường phổ thông ở nước ngoài.

Nếu kế hoạch được triển khai như đã đề ra, đây sẽ là lần đầu tiên giáo viên Tiếng Anh của tỉnh Vĩnh Phúc được đi học tập bồi dưỡng tại nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước.

Đây là một trong những nội dung được đề ra trong kế hoạch thực hiện “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025” năm 2023 vừa được sở ban hành.

Ngoài việc đưa giáo viên đi đào tạo ở nước ngoài, năm 2023, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc tập trung triển khai 5 nhiệm vụ, bao gồm:

  • Tổ chức bồi dưỡng, đánh giá năng lực tiếng Anh theo chuẩn quốc tế IELTS cho 100 giáo viên (20 giáo viên THPT, 40 giáo viên THCS, 40 giáo viên tiểu học).
  • Bồi dưỡng phương pháp dạy học Tiếng Anh tiếp cận chuẩn quốc tế do giảng viên người nước ngoài và Việt Nam giảng dạy cho 195 giáo viên Tiếng Anh cấp THPT với thời lượng 120 giờ.
  • Bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Tiếng Anh cho 215 giáo viên Tiếng Anh cấp THPT với thời lượng 48 tiết.
  • Xây dựng môi trường dạy và học Tiếng Anh, gồm: Thuê 22 giáo viên nước ngoài giảng dạy Tiếng Anh trong 6 tháng tại 9 trường THCS, 11 trường THPT và trường THPT chuyên Vĩnh Phúc trong năm 2023; tổ chức hội thi hùng biện tiếng Anh cho học sinh tiểu học, THCS, THPT các cấp; tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, hội thảo chuyên đề cho giáo viên, hội thảo tư vấn du học cho học sinh…
  • Tiếp tục triển khai chương trình Tiếng Anh tăng cường (PSE) theo phương pháp dạy học hiện đại (kết hợp trực tiếp và trực tuyến) đối với lớp 6, 7, 8 năm học 2023-2024 bằng hình thức xã hội hóa.

Sách về nghề giáo

Nếu độc giả có hứng thú với nghề giáo - một nghề nghiệp đặc biệt và đang trải qua những biến động lớn, mục Giáo dục giới thiệu một số lựa chọn:

Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương): Cuốn sách của hai nhà giáo tiên phong tại Việt Nam với nhiều suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.

Nghề giáo qua các tác phẩm thiếu nhi nổi tiếng: Tình thầy trò trong các tác phẩm văn chương nổi tiếng khiến độc giả cảm động bởi các nhân vật đã làm được những việc lớn lao, vượt xa chức trách của một giáo viên

Cô giáo và nữ sinh xin lỗi nhau sau vụ cắt tóc học trò trước lớp

Lãnh đạo Sở GD&ĐT cho biết sau khi làm việc, cả cô và trò đều nhận lỗi sai, mong muốn khép lại sự việc để ổn định tâm lý và quay trở lại trường.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm