Trường hợp tử vong đầu tiên do virus corona là bệnh nhân ở nước nào?
Trường hợp tử vong đầu tiên là một đàn ông 61 tuổi, thường xuyên đến mua hàng tại chợ Huanan ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc (nơi có nhiều trường hợp mắc bệnh được ghi nhận) và có tiền sử bị u ổ bụng, bệnh gan mạn tính. |
Virus corona có thể lây nhiễm từ người sang người?
Virus corona có nhiều loại khác nhau gây các bệnh cảm lạnh từ thông thường đến bệnh SARS nguy hiểm. Một vài loại có thể lây nhiễm sang người. Các chủng virus corona có thể lây nhiễm qua tiếp xúc giữa người và vật. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. |
Hành động nào có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm với virus corona?
Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm. Virus này cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt. |
Dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh:
Một số triệu chứng dễ nhận biết đó là sốt, ho, một vài người cảm thấy khó thở. Kết quả chụp phổi cho thấy phổi có tổn thương, nhiều trường hợp nặng có thể suy thận, suy đa tạng. Ngoài ra, người bệnh có dấu hiệu sốt và có các triệu chứng bệnh lý hô hấp như ho, khó thở, sổ mũi, viêm phổi... từ nhẹ đến nặng. |
Các trường hợp nghi ngờ nhiễm virus corona mới bao gồm:
Theo Bộ Y tế, các trường hợp nghi ngờ nhiễm virus corona mới bao gồm người bị sốt và viêm phổi, viêm phổi kẽ hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS); người bệnh sống hoặc đi du lịch tới vùng dịch tễ có bệnh do virus corona mới trong vòng 14 ngày trước khi bắt đầu có triệu chứng; người tiếp xúc vật nuôi bị bệnh, động vật hoang dã ở các vùng dịch tễ trong vòng 14 ngày; người tiếp xúc (trong thời gian ủ bệnh 14 ngày) với trường hợp sốt và nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính chưa rõ nguyên nhân xuất hiện trong vòng 14 ngày sau khi du lịch tới vùng dịch tễ có bệnh do virus corona mới,... |
Virus corona chưa có vắc xin phòng ngừa?
Bộ Y tế cho biết hiện viêm phổi lạ chưa có vắc xin phòng ngừa. Do đó, khi phát hiện người có dấu hiệu sốt từng tiếp xúc với ca bệnh hoặc di chuyển đến vùng dịch tễ, phải lập tức cách ly, theo dõi sát và báo cáo lên cơ quan y tế. |
Mẫu bệnh phẩm của người nghi ngờ mắc bệnh thường có kết quả trong:
Theo Viện Pasteur TP.HCM, về lâm sàng, không dễ phân biệt bệnh viêm phổi mới này với các bệnh lây qua đường hô hấp có biểu hiện tương tự. Việc xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của người nghi ngờ mắc bệnh thường có kết quả trong khoảng 3 ngày nhưng thời gian tới có thể rút ngắn. |
Người mắc hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh cần làm gì?
Người mắc bệnh hoặc nghi ngờ cần nhập viện theo dõi, cách ly hoàn toàn. Bộ Y tế cho biết do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên các cơ sở y tế chỉ điều trị triệu chứng, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác. |