Câu 1: Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn nào?
Vợ chồng A Phủ là tác phẩm nổi tiếng của cố nhà văn Tô Hoài, được ông viết trong tập Tây Bắc. Tác phẩm được viết vào năm 1952, khi nhà văn có chuyến đi thực tế tại vùng Tây Bắc. |
Câu 2: Nhân vật Mị và A Phủ ở tỉnh nào?
Mị và A Phủ trong tác phẩm văn học của Tô Hoài sống ở Hồng Ngài - một bản thuộc thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên của tỉnh Sơn La. |
Câu 3: Mị trong Vợ chồng A Phủ là người dân tộc nào?
Nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là cô gái xinh đẹp người dân tộc Mông. Vì gia đình nghèo khổ phải vay tiền của nhà thống lý Pá Tra, cô phải làm dâu trả nợ. Tác phẩm đã vạch trần sự độc ác của giai cấp thống trị ở đây với đồng bào dân tộc thiểu số. |
Câu 4: Tỉnh Sơn La giáp với tỉnh nào sau đây?
Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc, phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào); phía Tây Nam giáp tỉnh Luangprabang (Lào). Sơn La có đường biên giới quốc gia dài 250 km, chiều dài giáp ranh các tỉnh khác là 628 km. |
Câu 5. Tỉnh Sơn La có diện tích tự nhiên xếp thứ mấy so với 63 tỉnh/thành khác của nước ta?
Với diện tích tự nhiên lên tới 14.174,4 km2, Sơn Là là tỉnh có diện tích tự nhiên xếp thứ ba ở nước ta, sau Nghệ An và Gia Lai. |
Câu 6. Cao nguyên nào ở Sơn La nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ, kỳ vĩ?
Cao nguyên Mộc Châu thuộc huyện Mộc Châu của tỉnh Sơn La, có độ cao trung bình 1.050 m so với mực nước biển, mang đặc trưng của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu. Cao nguyên này nổi tiếng với nhiều điểm du lịch như những đồi chè, cánh đồng hoa cải, hoa mận, đào. |
Câu 7. Món ăn nào sau đây là đặc sản của tỉnh Sơn La?
Cả 3 món ăn trên đều là đặc sản của người dân Sơn La. Trong đó, Pa Pỉnh tộp là món cá nướng gập, Nhứa pho là thịt băm gói lá nướng, Nhứa giảng là món thịt xông khói. |
Câu 8. Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La thuộc nơi nào của tỉnh?
Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La. Từ năm 1930-1945, thực dân Pháp đã giam giữ 14 đoàn tù chính trị, với tổng số 1.007 lượt tù nhân tại đây. Nhà tù Sơn La đã trở thành nơi đào tạo, bồi dưỡng những chiến sĩ cộng sản xuất sắc, đóng góp chung vào thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
|