Người đàn ông cầm cự bằng tiền tiết kiệm để giấu gia đình sau khi bị đuổi việc. Ảnh minh họa: Shutterstock. |
Người đàn ông 46 tuổi giấu tên ở Hong Kong (Trung Quốc) bị sa thải từ năm 2022 song hiện vẫn chưa dám báo cho gia đình biết. Anh chia sẻ câu chuyện trong tin nhắn ẩn danh được Office Daily đăng tải ngày 5/1.
Theo đó, anh đã nộp đơn ứng tuyển vào gần như tất cả công việc tương tự vị trí cũ trên các trang web việc làm ở Hong Kong nhưng không nhận được hồi âm, theo South China Morning Post.
"Tôi đã nghĩ điện thoại của mình bị hỏng bởi không hề thấy cuộc gọi lại nào", người đàn ông cho biết.
Ban đầu, anh giả vờ được nghỉ phép 3 tuần, sau đó đành ra khỏi nhà vào mỗi sáng rồi trở về vào cuối ngày suốt nhiều tháng, vờ như mình vẫn còn làm việc.
"Tôi không dám nói với vợ", anh chia sẻ. Người đàn ông mong đến những ngày nghỉ lễ quốc gia để có thể có lý do chính đáng ở nhà.
Dù có một chút tiền tiết kiệm cầm cự, người đàn ông 46 tuổi lo rằng anh không thể duy trì tình trạng này lâu hơn nếu không kiếm được một công việc thực sự. Trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, anh cho biết sẽ tiếp tục giả vờ, mua quần áo mới, lì xì cho các con như thường lệ.
Nhiều người Hong Kong thất nghiệp do đại dịch. Ảnh minh họa: Felix Wong. |
Câu chuyện của người đàn ông thu hút nhiều sự chú ý trên mạng xã hội.
"Tôi hy vọng anh sẽ sớm tìm được một công việc tốt, cố lên", một dân mạng cổ vũ, trong khi một người khác khuyên anh nên nói sự thật với gia đình.
Một người khác viết: "Sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn sau dịp Tết Nguyên đán. Trong lúc này, anh có thể kiếm một công việc bán thời gian tạm thời để giảm bớt áp lực. Thà kiếm được ít còn hơn không có gì".
Theo Cục Điều tra dân số và Thống kê, từ tháng 9-11/2022, tỷ lệ thất nghiệp ở Hong Kong đạt mức 3,7% sau 7 tháng giảm liên tục. Vào tháng 5/2022, tỷ lệ này đạt mức cao nhất trong vòng 12 tháng là 5,4%, khi làn sóng dịch Covid-19 thứ 5 đạt đỉnh.
3,7% cũng là con số thấp nhất kể từ mức 3,4% được ghi nhận từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2020, khoảng thời gian đại dịch bắt đầu bùng phát.
Nhiều người trẻ xứ châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, thường kết thúc một ngày với webtoon (truyện tranh số). Thế giới ảo này giúp họ tạm quên đi mệt mỏi mà không tốn thời gian hay tiền bạc. Sự phổ biến ngày càng lớn của webcomic, hay còn gọi webtoon (truyện tranh số), đã có tác động tích cực đáng ngạc nhiên đến ngành xuất bản.