Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Võ Việt Chung không cần đến Thùy Lâm để nổi tiếng

"Tôi là nhà thiết kế có tự trọng và có kiêu hãnh, tôi đâu cần chờ đến Thùy Lâm hay vin và hy vọng vào Thùy Lâm để nổi tiếng?" - Võ Việt Chung cho biết.

Võ Việt Chung không cần đến Thùy Lâm để nổi tiếng

"Tôi là nhà thiết kế có tự trọng và có kiêu hãnh, tôi đâu cần chờ đến Thùy Lâm hay vin và hy vọng vào Thùy Lâm để nổi tiếng?" - Võ Việt Chung cho biết.

Võ Việt Chung không cần đến Thùy Lâm để nổi tiếng

Mẫu thiết kế của Võ Việt Chung.

Võ Việt Chung cá tính và chảnh, kênh kiệu và thẳng tưng đến độ dễ khiến mếch lòng – đó là những ấn tượng với nhiều người mới chỉ biết đến nhà thiết kế nổi tiếng này qua báo chí... Còn tiếp xúc, trò chuyện với anh, sẽ lại có những ấn tượng khác, một Võ Việt Chung thân thiện, dễ mến và nặng lòng với thời trang đến máu thịt. Ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ của anh đều khiến người đối diện cảm nhận được nếu không có thời trang chắc chắn đó là một ngày thiếu ánh sáng – nước - không khí với Chung.

Không nhờ vào những cô mẫu đã nổi tiếng

- Cơ duyên nào dẫn đến việc anh mở showroom thương hiệu Võ Việt Chung tại Thủ đô Hà Nội?

Võ Việt Chung không cần đến Thùy Lâm để nổi tiếng

- Tôi đã tham khảo thị trường Hà Nội trong vòng 5 năm trở lại đây, học hỏi và tự rút ra những kinh nghiệm để sáng tạo nên những bộ sưu tập hoàn toàn khác nhau. Thời tiết ở TP.HCM không phong phú như Hà Nội. Là một nhà thiết kế, tôi mong muốn được sáng tạo theo mùa, 4 mùa ở Hà Nội rất hợp với mong muốn, đam mê thời trang của tôi. Thêm nữa, người Hà Nội rất tinh tế và kỹ càng đến từng chi tiết nhỏ nhất. Được phụ vụ đối tượng khách hàng Hà Nội là điều tuyệt vời, điều tôi đã mơ ước từ lâu. Thậm chí tôi thấy mình còn chậm trễ khi bây giờ mới “Hà Nội tiến”.

- Tôi thấy giá cả của những bộ áo dài ở đây khá là “đắt đỏ”, anh có nghĩ điều đó sẽ hạn chế phần nào khách hàng tìm đến với anh?

- Sau gần 15 năm gắn bó với nghề, tôi nghiệm ra khoảng 60% khách hàng của tôi là người Hà Nội – ngay cả khi tôi chỉ có cửa hàng ở TP.HCM, vẫn là mức giá đó, họ đặt mua từ xa, qua người quen thậm chí bay vào để đặt may đo. Tôi hiểu được vấn đề của khách hàng quan tâm đến thương hiệu của tôi không phải ở chuyện giá cả. Mặt khác, sản phẩm của tôi làm bằng tay, mất rất nhiều công sức và tốn thời gian, sản phẩm cầu kỳ và tinh tế từng đường kim mũi chỉ, nên người tiêu dùng sẽ cảm thấy sản phẩm xứng đáng với số tiền họ bỏ ra. Tuy nhiên, trong dòng thời trang của tôi, vẫn có những sản phẩm với mức giá vừa phải như những thiết kế VOV.

- Anh tính đến yếu tố cạnh tranh với những cửa hàng áo dài tại Hà Nội như thế nào?

- Tôi ra đây không phải để cạnh tranh. Như tôi đã nói tôi đã có sẵn 60% khách hàng ở Hà Nội rồi. Khi mở showroom tại đây, tôi sẽ có điều kiện chăm sóc, gần gũi với khách hàng của mình hơn, họ cũng đỡ vất vả khi phải mua hàng từ xa hoặc vào tận Tp. HCM để chọn đồ.

- Anh phát huy thế mạnh của mình như thế nào ngoài tên tuổi của anh ra?

- Có hai chất liệu mang tính độc quyền của tôi là lụa lãnh Mỹ A, lụa Tân Châu. Tôi được giải thưởng của UNESCO và được lên FTV cũng nhờ vào những thiết kế dựa trên hai chất liệu đó. Đó là dấu ấn đặc biệt trong những sản phẩm của tôi.

- Nhắc đến áo dài là nhắc đến những tên tuổi như Võ Việt Chung, Sĩ Hoàng, Thuận Việt, Minh Hạnh… Điều này khiến anh hãnh diện chứ?

- Tôi không dám. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình nổi tiếng, nên khiêm tốn hay không cũng vậy thôi à.

- Vậy thì FTV cũng phải có lý do khi họ chọn Võ Việt Chung là nhà thiết kế đầu tiên ở Việt Nam lên chương trình của họ chứ?

- Họ chọn nhiều đấy, nhưng cuối cùng quyết định đưa tôi lên đầu tiên, niềm hạnh phúc đầu tiên là được thế giới biết đến những mảng màu sắc của thời trang Việt. Quan trọng nhất là từng bước đưa thời trang của chúng ta đến với thế giới, và FTV bắt đầu qua Việt Nam, đặt văn phòng đại diện. Là người đầu tiên thì cảm giác bao giờ cũng thú vị, hồi hộp!

Võ Việt Chung không cần đến Thùy Lâm để nổi tiếng

- Và tự hào nữa?

- Đúng, quá tự hào đi chứ. Như lúc nãy bạn hỏi tôi có khiêm tốn quá không khi tự nhận mình không phải là nhà thiết kế nổi tiếng thì tôi nói có, còn bây giờ bạn hỏi tự hào không thì tôi cũng nói có.

- Áo dài thu hút và quyến rũ anh như thế nào?

- Từ khi tôi còn bé, tôi đã bộc lộ năng khiếu vẽ. Tuổi thơ của tôi êm đềm lớn lên trong vòng tay dịu dàng của bà ngoại, mẹ, chị gái – những người phụ nữ đầu tiên đã cho tôi những cảm hứng yêu thương và trân trọng cũng như lòng ngưỡng mộ vẻ đẹp nền nã của phụ nữ Việt. Khi tôi bước chân vào thế giới thiết kế chuyên nghiệp, thì những người phụ nữ tôi gặp trong cuộc sống mang đến cho tôi những ý tưởng và cảm hứng sáng tạo. Đến khi ra Hà Nội, thực sự cảnh quan – môi trường và phụ nữ Hà thành càng khiến nguồn cảm hứng của tôi dạt dào. Phụ nữ Hà thành thanh lịch, đằm thắm và sâu lắng quá đỗi. Biết đâu năm 2010 là năm mà những mẫu thời trang của tôi sẽ thấm đẫm hơi thở và chất Hà Nội?

- Anh có tiêu chí gì với người mẫu của anh không?

- Tôi không nhờ vào những cô đã nổi tiếng, mà tôi có cách chọn của tôi. Ngày xưa, khi Phi Thanh Vân, Quỳnh Thy và một số cô nữa, chưa ai biết đến, tôi đã gửi gắm trang phục của mình cho họ. Những đường nét của Vân, kể cả Thy – không ít người phân vân vì cảm giác khi nhìn vào thấy họ Tây quá sẽ cho rằng không hợp, nhưng tôi đã chứng minh sự lựa chọn của tôi không bao giờ nhầm. Bây giờ thì các cô đã có chỗ đứng của mình trong showbiz Việt cả rồi. Tôi thích cách làm ngược lại với nhiều nhà thiết kế khác: Từ một người chưa ai biết, qua trang phục – ý tưởng thiết kế của tôi, họ sẽ nổi tiếng! Nếu cả hai hợp lực với nhau, kết quả sẽ tốt.

Võ Việt Chung không cần đến Thùy Lâm để nổi tiếng

- Cảm xúc của anh khi nhìn hình ảnh phụ nữ trong tà áo dài?

- Cách đây vài năm, khi tôi đến dự Tuần lễ thời trang ở New York, tôi bắt gặp một cô gái Việt trong tà áo dài, cô ấy cũng nhận ra tôi là nhà thiết kế. Khoảnh khắc hội ngộ ở một nơi xa quê hương như vậy rất xúc động, bồi hồi và thiêng liêng lắm. Bạn chú ý một điều, khi mặc áo dài người phụ nữ không thể bay nhảy được, họ phải khép nép, dịu dàng đi lại, một hình ảnh đầy nữ tính và đằm thắm như vậy, thử hỏi gã đàn ông nào lòng không xuyến xao? Khi tôi thấy bất cứ ai mặc áo dài dẫu biết rõ đó không phải là áo của mình, vẫn cứ dâng lên những cảm hứng thi vị.

- Anh có ấp ủ mong muốn một ngày nào đó hình ảnh trong câu hát “Ở Paris, Lodon hay ở miền xa, thoáng thấy áo dài bay trên đường phố” - sẽ hiện thực hóa?

- Khi bước chân ra thế giới, nếu bạn nghe được tiếng nói của một người “đồng hương” bạn đã vui vẻ, phấn chấn rồi, nếu bạn thấy được quốc phục – một dạng ngôn ngữ thiêng liêng của dân tộc, thì xúc cảm ấy còn tăng lên gấp nhiều lần nữa.Từ tận sâu đáy lòng mình sẽ dâng lên cảm giác tự tôn dân tộc rằng áo dài của chúng ta đẹp nhất, không trang phục nào đẹp bằng, không nơi đâu bằng Việt Nam. Cảm nhận được áo dài Việt trở thành một giá trị văn hóa với sức trường tồn bất diệt.

- Anh có phá cách nhiều với áo dài không?

- Tôi không phá cách với áo dài. Tôi chỉ làm sao cùng với thời gian và những thay đổi của xã hội, áo dài càng đẹp hơn, hợp với hơi hướng đương đại hơn, bằng những điểm xuyết, những hoa văn bằng những màu sắc, đường nét mới mẻ, tinh tế. Ngoài ra tôi cũng tư vấn cho khách hàng sử dụng thêm phụ kiện thích hợp tôn lên sự hài hòa, sang trọng của trang phục.

- Thời gian gần đây, anh có vẻ “im hơi lặng tiếng” trong việc thiết kế cho các đại diện Việt Nam?

- Mới năm nay thôi. Từ vụ lùm xùm vụ việc hoa hậu Thùy Lâm ở cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ thế giới 2008 tại Việt Nam. Chuyện đã cũ và đã qua và cũng không có gì quan trọng đâu. Tôi là nhà thiết kế có tự trọng và có kiêu hãnh, tôi đâu cần chờ đến Thùy Lâm hay vin và hy vọng vào Thùy Lâm để nổi tiếng?

Võ Việt Chung không cần đến Thùy Lâm để nổi tiếng

Tôi có nhiều bạn bè là nhà thiết kế khắp nơi trên thế giới, họ bảo với tôi rằng Chung phải phát triển thương hiệu, tham gia các tuần lễ thời trang để được đông đảo công chúng quan tâm đến, chứ chỉ chăm chăm vào một cô nào đó, để làm gì đâu? Tôi thấy ý kiến đó hợp lý, và tôi nghĩ, trong cuộc sống, nên biết bỏ những thứ không cần thiết để tập trung sức lực tâm huyết vào những mục tiêu, dự án lớn hơn. Việc tranh giành thiết kế cho cô này cô kia là điều vớ vẩn và mắc cười. Một chiếc áo của cô hoa hậu không thể nào làm nên thương hiệu cho mình. Thương hiệu phải là phải từ cả một quá trình phấn đấu. Từ đó tôi không làm nữa.

- Nhưng chắc chắn anh có những người mẫu thân quen để anh “chọn mặt gửi vàng” chứ?

Tôi làm việc với mấy cô mẫu quen thuộc như Huỳnh Phạm Ngọc, Bebe Phạm, Quỳnh Thy, Phi Thanh Vân, Kim Cương. Mấy cô đều rất dễ thương. Diễn tả được cảm xúc của bộ sưu tập - đó là điều tôi và ê kip cần.

- Nghe nói anh còn đang thực hiện chiếc áo dài 1000m?

- Tôi đã bắt tay thực hiện từ năm 2007 và giờ đang ở giai đoạn hoàn thành rồi. Tôi sẽ có một đêm diễn giới thiệu tại Hà Nội, và đang có kế hoạch chiếc áo dài mừng Đại lễ nghìn năm Thăng Long – Hà Nội này, sẽ do hoa hậu thế giới 2009 mặc.

- Ngoài ra, chắc hẳn anh còn nhiều ấp ủ trong công việc?

- Tôi đang muốn mở thêm showroom ở Singapore, Thượng Hải. Tôi có đối tác rồi, ở những địa danh đó có nhiều người muốn làm việc với tôi. Nhưng đó là chuyện của tương lai, hiện tại tôi đang thấy ngọt ngào với thị trường rất dễ thương mang tên Hà Nội. Khi ra đây, tôi thấy từ ánh mắt đến con người, rất thân thiện và nên thơ quá đỗi. Và thực tâm, tôi cảm thấy tiếc, vì đã không mở cửa hàng sớm hơn. Mọi người vẫn trêu tôi rằng thường thì nghệ sĩ tiến Nam, chứ không ra Bắc, nhưng tôi đi ngược quá trình (cười). Tuy nhiên tôi cũng đang ở giai đoạn bắt đầu thôi, hy vọng mọi điều đều tốt đẹp.

- Và anh cũng là nhà thiết kế “cá tính” khi không theo mốt chọn hẳn một cô hoa hậu, chân dài nào đó “cố định” để lăng xê các mẫu mới cho mình?

- Đó là do tôi không thích. Tôi thích sự chuyển mùa, và người mẫu cũng thay đổi. Hiện tôi đang làm việc với Thanh Trúc và Ái Châu. Tôi chọn người mẫu theo trang phục mình thiết kế và theo cảm nhận của tôi chứ tôi không chọn những cô người mẫu đã nổi tiếng. Tôi cũng không muốn người mẫu phải “bám trụ” theo tôi hoài.

Võ Việt Chung không cần đến Thùy Lâm để nổi tiếng

- Còn nhớ, anh đã từng có phát ngôn gây shock khi anh thẳng thừng “hãy tách cái tên Võ Việt Chung ra khỏi thời trang Việt”?

- Thực ra phải đọc kỹ toàn bài viết mới hiểu được câu nói ấy. Suy nghĩ thay đổi theo lứa tuổi, thời gian, môi trường, thậm chí trong một cuộc trò chuyện. Bây giờ tôi đã sống có trách nhiệm với mình và cẩn trọng với những phát ngôn hơn. Tôi nghĩ rằng đằng sau mỗi câu nói luôn có những hoàn cảnh khách quan tác động, có những lý do cụ thể. Thời gian trôi qua, câu nói ấy cũng đã là quá khứ, và tôi cũng gần như đã lãng quên. Tôi không phải là người thích nói về mình, không thích đánh bóng mình. Bạn có thấy tôi “triền miên” lên báo chỉ để huyên thuyên tôi có bao nhiêu giày, mặc độ hiệu gì bao giờ chưa? Tôi thích làm nghề và nếu nói, sẽ nói về nghề.

- Thời gian gần đây, thời trang Việt có vẻ có những bước phát triển tích cực, những bộ sưu tập phong phú, những cô người mẫu chuyên nghiệp hơn, những bộ ảnh thời trang hơi hướng phương Tây. Anh là người trong cuộc, anh có suy nghĩ gì không?

- Có tiến triển, có thay đổi nhưng nếu nói sự chuyên nghiệp hóa thì chưa. Tôi đi rất nhiều nơi, có sự giao lưu với bạn bè quốc tế tại các tuần lễ thời trang, tôi có những người bạn là nhà thiết kế trên khắp thế giới. Càng đi càng tiếp xúc, càng trải nghiệm tôi càng thấy thời trang chúng ta vẫn còn hạn hẹp lắm, cần học hỏi nhiều lắm. Thật buồn khi nhiều người vẫn vỗ ngực tung hô, tự dương tự đắc này nọ, chỉ là mẹ khen con hát hay thôi. Nói chung câu hỏi của bạn vẫn là vấn đề nan giải chứ không phải một sớm một chiều là giải quyết xong.

- Thực sự là trong mảng thời trang, vẫn còn tồn tại ở đâu đó sự ăn cắp ý tưởng – đây là con đường “quá độ” bắt buộc trong quá trình phát triển thời trang của một nền thời trang non trẻ, hay chính là điều khiến chúng ta vẫn chưa thể tiến xa hơn trên sàn catwalk thế giới?

- Cả hai. Khi tôi học thời trang ở Châu Âu, các thầy cô cho mình lấy những BST để sinh viên học hỏi. Khái niệm học hỏi khác với chuyện copy. Học hỏi để cảm nhận được khuynh hướng, sự tinh tế, hay những kiến thức tối thiểu về sự phát triển của nên thời trang của thế giới. Tôi không biết nói sao đây để không làm mếch lòng, nhưng nhiều lúc ngậm ngùi khi tôi nhận ra những mẫu thiết kế mới nhất của một “ai đó” đã là mẫu 10 năm của Coco Chanel. Nhiều người làm nghề không bớt chút thời gian ra để nhận thấy sự ăn cắp này, nên vẫn tung hô, khen ngợi. Buồn thế đấy!

- Ngoài thời trang, cuộc sống của Võ Việt Chung không biết còn những điều gì khiến anh đam mê?

- Tôi tiết lộ cho bạn một bí mật rắng tôi đã và đang viết kịch bản phim ảnh. Thế nhưng thời trang cứ cuốn tôi đi, nên 2 năm nay kịch bản ấy vẫn chưa xong!

Theo Mỹ Phẩm

Theo Mỹ Phẩm

Bạn có thể quan tâm