Công nghệ lái xe bán tự động của Tesla cho phép người lái không cần cầm vô lăng mà xe vẫn di chuyển hiệu quả trên cao tốc. Người dùng thậm chí không cần chạm vào bánh lái để xác nhận sự có mặt của mình trên xe. Đây có thể là công nghệ tự lái tân tiến nhất đã được thương mại hóa hiện tại. Nhưng điều đó không có nghĩa nó đã được áp dụng đúng mức.
Tesla công bố đây là Công nghệ tự lái Cấp độ 2 - sự kết hợp giữa 2 kỹ thuật giúp lái xe dễ dàng hơn, thế nhưng vài chuyên gia ngành xe hơi, gồm cả CEO Ford là Mark Fields, tin rằng đó chỉ là công nghệ cấp độ 3.
Công nghệ này được thiết kế nhằm quản lý các tính năng an toàn thay cho người dùng. Trong các cuộc thử nghiệm, nó cho phép lái xe vài phút trên xa lộ mà không cần chạm vào bánh lái.
Người lái sẽ cần chú ý đến đường sá phòng trường hợp bất ngờ, nhưng trong tình huống bình thường, chiếc xe có thể tự lái đúng làn, đúng tốc độ.
“Nó cho bạn cảm giác nó đang làm rất nhiều”, Trent Victor, Kỹ sư trưởng đội Phòng tránh tai nạn tại Volvo nói với The Verge, “Chế độ tự động lái của Tesla chỉ là một kẻ học đòi”.
Volvo cho rằng công nghệ của Tesla không thực sự an toàn. Ảnh: The Verge. |
Nói cách khác, Tesla đang cố tạo ra một công nghệ bán tự động “cố tỏ ra” là tự động hoàn toàn.
Victor nói rằng công nghệ cấp độ 3, vốn cho phép người dùng lấy lại quyền kiểm soát bất kỳ lúc nào, là một phương án không an toàn. Về lý thuyết, người lái thường làm việc, kiểm tra mail hoặc xem video lúc đang rảnh tay nhờ phần mềm lái tư động, rõ ràng sẽ là bất khả thi để ứng phó các tình huống bất ngờ.
“Với tư cách một công ty và vị trí của chúng tôi trong ngành xe tự lái, chúng tôi muốn làm rõ sự khác biệt giữa xe bán tự động và xe tự động hoàn toàn”, Victor nói.
Chiếc xe tự động Drive Me của Volvo, dự kiến ra mắt vào năm sau được trang bị công nghệ tự động Cấp 4 - tức nó có thể tự lái, và tự xử lý bất kỳ tính huống bất ngờ nào mà không cần con người đụng tay vào. Kết quả, người lái không cần phải lái xe nữa, nếu có vấn đề gì, chiếc xe sẽ tự đỗ an toàn vào lề đường.
“Ý tưởng của chúng tôi, nếu bạn không kiểm soát, hoặc bạn bận xem phim hay ngủ quên, chúng tôi vẫn sẽ nắm trách nhiệm. Chúng tôi không tắt chế độ tự động. Chúng tôi chịu trách nhiệm và sẽ dừng xe nếu bạn không lái xe”.
Điều đáng nói là trong phiên bản “thử nghiệm”, chế độ tự lái của Tesla có thể đột ngột vô hiệu hóa nếu gặp vấn đề, yêu cầu người lái ngay lập tức phản ứng hoặc sẽ có tai nạn.
“Đó là một bước tiến quan trọng trong vấn đề an toàn, giúp mọi người hiểu rằng họ có thể lựa chọn tiếp quản chiếc xe”, Victor nói. Volvo đang “chịu trách nhiệm cho mọi trường hợp tai nạn, và đang phát triển nó xử lý các tình huống ngặt nghèo như người đi bộ đột ngột lao ra đường. Rất nhiều việc cần phải làm để xử lý những tình huống như vậy”.
Có thể đây chỉ là triết lý khác nhau về “tự động” giữa Tesla và Volvo. Tesla tin rằng cần tin tưởng vào khả năng ra quyết định của người lái đối với phương tiện trong khi Volvo muốn kiểm soát mọi vấn đề bằng công nghệ.