Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vụ đánh tráo bài thi rúng động trong sử Việt

Vụ gian lận thi cử vào tháng 10/1775 đã khiến số phận của Đinh Thì Trung và Lê Quý Kiệt chia thành đôi ngả. Đây được xem là vụ đánh tráo bài thi gây rúng động lớn trong lịch sử.

Dưới thời phong kiến, để tuyển chọn được những người thực sự tài năng phục vụ đất nước, triều đình đề ra quy chế thi cử ngặt nghèo, chặt chẽ và xử phạt nghiêm minh những kẻ vi phạm.

Tuy vậy, vẫn không thể khắc phục hết những “lỗ hổng”, thỉnh thoảng vẫn xuất hiện vụ chạy chọt, nhờ vả trong thi cử. Tiêu biểu như vụ gian lận thi cử khiến tiến sĩ Ngô Sách Tuân bị kết án tử hay Cao Bá Quát sửa 24 bài thi của sĩ tử. Ngoài ra, vụ án được cho là đánh tráo bài thi khác từng xảy ra trong lịch sử.

Gian lan thi cu anh 1
Khi thi, sĩ tử ngày xưa luôn được giám sát chặt chẽ bởi các “khảo quan”. Ảnh tái hiện cảnh sĩ tử đi thi ngày xưa. Nguồn: Quân Đội Nhân Dân.

Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, trong kỳ thi năm 1775, Lê Quý Kiệt đã đổi bài thi của Đinh Thì Trung. Vụ việc bị bại lộ, cả hai đều bị tống ngục, Đinh Thì Trung sau đó bị bắt đi đày còn Lê Quý Kiệt buộc phải trở về làm dân thường.

Sách Những chuyện lạ trong thi cử thời xưa ở Việt Nam cho biết Đinh Thì Trung là nho sinh quê ở làng Cổ Bôn, xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa, từ nhỏ vốn thông minh, được coi là thần đồng. Năm 14 tuổi, Đinh Thì Trung đỗ cử nhân, được đưa vào học trường Quốc Tử Giám để thi Hội, cùng khóa học với Lê Quý Kiệt, là con của bảng nhãn Lê Quý Đôn.

Trong những giờ học ở Quốc Tử Giám, Đinh Thì Trung thường được Lê Quý Đôn kiểm tra năng lực bằng những câu hỏi về các loại sách vở, thơ phú… mỗi lần như thế, Đinh Thì Trung đều trả lời xuất sắc, tỏ rõ là người học cao hiểu rộng, danh tiếng vang dội cả kinh thành, đến tai của chúa Trịnh Sâm.

Trong kỳ thi Hội vào tháng 10/1775, cả Đinh Thì Trung và Lê Quý Kiệt đều tham gia. Đến ngày treo bảng, thấy Lê Quý Kiệt đỗ đầu, chúa Trịnh Sâm nghi ngờ nên ra lệnh cho lấy quyển thi ra khảo lại, phát hiện bài có chữ viết của Đình Thì Trung thì đề tên Lê Quý Kiệt và ngược lại.

Nghi vấn một vụ đánh tráo bài thi đã xảy ra, cả hai đều bị hủy bỏ kết quả. Đinh Thì Trung bị xử đày ra tận vùng Yên Quảng (Quảng Ninh ngày nay), còn Lê Quý Kiệt bị tống giam, sau đuổi về Thái Bình làm dân thường và cấm không được đi thi nữa. Sau này, Lê Quý Kiệt còn bị luận thêm tội, bắt giam cấm ở ngục ở Cửa Đông.

Nhận xét về việc này, Quốc sử quán triều Nguyễn cho rằng “hai người cùng một tội mà xử phạt khác nhau, sao có thể gọi là công bằng được”.  

Giới nho sĩ bấy giờ không hài lòng, đã sáng tác hai câu thơ mỉa mai chuyện gian lận trên: “Quý Kiệt bị đuổi về, Diên Hà tăng thêm dân số / Thì Trung lưu đày xa, Đông Hải chấn chỉnh lại văn phong”.

Kỳ thi 'Minh kinh bác học' đầu tiên của nước Đại Việt Năm 1075, vua Lý Nhân Tông lần đầu tiên cho tuyển chọn quan lại thông qua kỳ thi nhằm tìm ra người có tài phục vụ đất nước.

Vụ gian lận thi cử này đã khiến số phận của Đinh Thì Trung và Lê Quý Kiệt chia thành đôi ngả.

Đinh Thì Trung, sau thời gian đi đày, đã chết một cách bí ẩn. Có tài liệu ghi bị cướp biển giết trên đường trở về, có tài liệu cho rằng ông bị cướp biển bắt, sau nhảy xuống biển tự vẫn.

Trong khi đó, tương lai của Lê Quý Kiệt tươi sáng hơn. Sau khi nhà Nguyễn được thành lập, do có công dâng sách hay lên vua Gia Long, Lê Quý Kiệt lại được bổ nhiệm làm quan cho triều đại mới.

Hai bản án tử vì sửa bài thi trong lịch sử Việt Nam

Cao Bá Quát, Ngô Sách Tuân nhận án tử khi vi phạm trường quy. Sau này, Cao Bá Quát được tha tội chết nhờ "do sự khờ dại mà làm ra, chứ không có tình tiết gì khác".


Nguyễn Thanh Điệp

Video: VTV

Bạn có thể quan tâm