Câu 1. Vũ khí nào của người Việt mà kẻ thù nhìn thấy là bỏ chạy?
Nỏ Liên Châu (nỏ thần) có tên chính thức Liên Châu Kim Trảo Thần Nỏ, là vũ khí huyền thoại của người Việt trong buổi đầu dựng nước. Loại nỏ này có thể đồng thời bắn ra nhiều mũi tên cùng lúc. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, “cứ đem nỏ thần ra là kẻ thù khiếp sợ, không dám tới gần”.
|
Câu 2. Ai phát minh ra nỏ thần?
Nỏ thần do Cao Lỗ - danh tướng của vua Thục Phán An Dương Vương - chế tạo vào khoảng thế kỷ thứ II TCN. Cao Lỗ cũng được xem là danh tướng đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
|
Câu 3. Danh tướng Cao Lỗ quê ở tỉnh nào hiện nay?
Cao Lỗ (?-179 TCN) còn có những tên gọi khác như Cao Nỗ, Cao Thông, Đại Nam Đô Nỗ Thạch Thần... Ông quê ở xã Càn Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay.
|
Câu 4. Trước khi chế tạo nỏ Liên Châu, Cao Lỗ đề xuất cho An Dương Vương chiến lược nào được hậu thế đánh giá cao?
Theo các tài liệu lịch sử, Cao Lỗ khuyên vua Thục An Dương Vương dời đô từ vùng núi về đồng bằng sông Hồng. Đây là chiến lược sáng suốt được các nhà sử học đánh giá cao.
|
Câu 5. Nỏ thần từng gây khiếp sợ cho triều đại nào đem quân xâm lược nào nước ta?
Nỏ thần là vũ khí đã gây khiếp sợ cho đội quân xâm lược nhà Triệu của cha con Triệu Đà - Trọng Thủy. Nhờ có nỏ này, Thục Phán An Dương Vương đánh bại hoàn toàn đội quân xâm lược.
|
Câu 6. Công trình nào của vua An Dương Vương được đánh giá là công trình quân sự tiêu biểu của người Việt?
Thành Cổ Loa được hậu thế đánh giá là công trình quân sự độc đáo “bất khả xâm phạm” của người Việt trong buổi đầu giữ nước.
|
Câu 7. Thành Cổ Loa được xây dựng ở nơi nào của thành phố Hà Nội hiện nay?
Cổ Loa được xây dựng ở huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Thành gồm 9 vòng xây theo hình trôn ốc. Phía ngoài có lũy cao trung bình từ 4-5 m, có chỗ cao đến 8-12 m. Chân lũy rộng 20-30 m, mặt lũy rộng 6-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.
|
Câu 8. Trước khi trở thành vua nước Việt, An Dương Vương có công đánh đuổi quân xâm lược nào?
Trước khi lên ngôi lấy hiệu là Thục Phán, An Dương Vương tập hợp, chỉ huy các bộ tộc người Việt đánh bại quân xâm lược nhà Tần do tướng Đồ Thư chỉ huy.
|
Câu 9. Ngoài Thục Phán An Dương Vương, về sau, vua nào cũng từng chọn Đông Anh - Hà Nội ngày nay làm kinh đô?
Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, giành lại độc lập cho dân tộc, Ngô Quyền xưng vương. Ông cũng chọn đất Đông Anh - Hà Nội và thành Cổ Loa làm nơi đóng đô.
|
Câu 10. Thành Cổ Loa được Thủ tướng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm nào?
Cổ Loa là một trong 21 khu di tích quốc gia của Việt Nam. Ngày 27/9/2012, di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa được Thủ tướng quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt . |