Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vụ nhân bản xét nghiệm: 'Có thể miễn tội cho chị Oanh'

Nói về vụ án xảy ra ở bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, luật sư Lê Ngọc Hoàng, nhìn nhận trong số 10 bị can bị khởi tố Kỹ thuật viên Phan Thị Oanh có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Luật sư Lê Ngọc Hoàng, trưởng văn phòng luật sư Long Tâm Trí (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng đây là một vụ án gây bức xúc lớn trong xã hội do các bị can là những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong một thời gian dài, gây thiệt hại lớn, có đông đồng phạm tham gia, thủ đoạn “tinh vi”đặc biệt là lợi dụng yếu tố nghề nghiệp đặc biệt của mình để thực hiện bất chấp đạo đức ngành y. Thời gian nhận được đơn tố giác đến khi khởi tố bị can diễn ra tương đối nhanh.

Các bị can bị khởi tố để điều tra với 2 tội danh: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là chính xác bởi vụ án có "diễn biến thủ đoạn và tính chất phạm tội rất tinh vi".

Phiếu xét nghiệm huyết học tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) của hai người khác nhau nhưng các kết quả xét nghiệm lại hoàn toàn giống nhau.

Theo luật sư Hoàng, đối với tội phạm tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn, chị Phan Thị

 

- Tháng 6/2013, Công an Hà Nội nhận được đơn tố cáo của chị Hoàng Thị Nguyệt (nhân viên khoa xét nghiệm máu). Chị cung cấp nhân viên ở viện này đã lập khống các kết quả xét nghiệm huyết học để gắn trả cho nhiều người bệnh, số lượng bị lừa lên đến hàng nghìn người. Theo kết quả điều tra từ tháng 8/2012 đến tháng cuối tháng 5/2013, trưởng khoa cùng 7 nhân viên khoa xét nghiệm (bệnh viện Đa khoa Hoài Đức) đã thực hiện gần 25.000 xét nghiệm huyết học, trong đó có 1.495 kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân nội trú và ngoại trú trùng nhau. Số này có 764 kết quả xét nghiệm khống.

- Chiều 20/8, công an Hà Nội đã khởi tố 10 người liên quan đến vụ án, trong đó Giám đốc và phó giám đốc ở bệnh viện này bị điều tra tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. 8 thuộc cấp của họ, trong đó có chị Oanh bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.

Oanh - Kỹ thuật viên trưởng của khoa xét nghiệm chính là người có công thu thập, cung cấp tài liệu phạm tội và đứng ra tố cáo (Sau đó phải rút đơn vì áp lực của gia đình và cấp trên) vẫn bị cơ quan điều tra quyết định khởi tố cùng 7 bị can khác với hành vị lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và những người tố cáo lại phải đồng làm đơn kiến nghị xem xét loại trừ xử lý hình sự cho chị Oanh vì:

 

Theo nguyên tắc xử lý của Pháp luật hình sự quy định tại Khoản 2, Điều 3 Bộ luật hình sự năm 1999 (Sửa đổi bổ sung năm 2009) thì pháp luật nghiêm trị những người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy , lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội và Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội.

Luật sư nhìn nhận, với chức trách Kỹ thuật viên trưởng chị Oanh chỉ là người tổng hợp, quản lý, xử lý hồ sơ xét nghiệm phục vụ cho công tác quản lý của lãnh đạo phòng và Ban giám đốc. Người này có vai trò tương đối thụ động trong việc lợi dụng cương vị công tác của mình để thực hiện hành vi tội phạm.

Chị Oanh là một trong những người đầu tiên đứng đơn tố cáo hành vi phạm tội của các đồng phạm khác từ khi cơ quan điều tra chưa phát hiện được tội phạm. Do áp lực từ phía gia đình và sự tuân thủ mệnh lệnh hành chính từ cấp trên mà chị Oanh phải rút đơn. Tuy nhiên, trưởng văn phòng luật sư Long Tâm Trí cho rằng chị vẫn là người có công lớn trong việc thu thập, sắp xếp các chứng lý một cách khoa học, thuyết phục… để đồng nghiệp có niềm tin, dễ dàng tố cáo tới cơ quan chức năng. Đây là hành vi "khai rõ sự việc với cơ quan điều tra của chị Oanh". Với kết quả vụ việc nhanh chóng bị phơi bày ra ánh sáng chứng tỏ phần công sức của chị bỏ ra là rất lớn trong việc “Giúp cơ quan điều tra phát hiện, điều tra tội phạm, hạn chế đến mức thấp không những hậu quả xảy ra mà con thời gian và công sức của cơ quan chức năng”.

Mặct khác, theo quy định tại Khoản 2, Điều 25, Bộ luật hình sự  thì trường hợp của chị Oanh có thể được miễn trách nhiệm hình sự. "Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự", luật sư trích dẫn và cho rằng việc miễn trách nhiệm hình sự chỉ có thể áp dụng trong trường hợp: “Việc truy tố và xét xử đối với bị can, bị cáo với khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù – tức là căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi để đưa ra mức độ tội phạm được phân loại nghiêm trọng đến ít nghiêm trọng”.

Trong khi chờ kết luận của cơ quan điều tra và quyết định truy tố của VKS, luật sư Hoàng cho rằng cơ quan tiến hành tố tụng cần chú ý đến nguyên tắc "Cá thể hóa hành vi để cụ thể hóa tội phạm". Bởi điều này vẫn được áp dụng trong tố tụng hình sự hiện nay để từ đó có sự cân, đong, đo đếm "công - tội" rõ ràng cho chị Oanh.

Tuy nhiên, theo Luật sư Hoàng, dù chị Oanh có bị truy tố xét xử trong vụ án này thì các cơ quan tố tụng cần lưu ý các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với chị Oanh như: Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm; Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức; Người phạm tội tự thú; Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm hay người phạm tội đã lập công chuộc tội.

Ngoài ra có tình tiết luật sư cho là đặc biệt bởi tập thể những người có công phát hiện, tố cáo đã làm đơn kiến nghi cơ quan chức năng xem xét, yêu cầu không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chị Oanh như báo chí đã đưa. "Xem xét toàn diện vụ án thì tòa án vẫn có thể áp dụng việc "miễn tội" cho chị Oanh theo quy định chung của pháp luật", luật sư Hoàng chia sẻ.

 

 

Điều 281 Bộ luật hình sự:  Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

 

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

 

 

 

 

 

 

Lê Tú

Bạn có thể quan tâm