Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Vụ treo lén tranh của 'người vô hình' không đơn giản như chúng ta nghĩ

Kỹ thuật viên lén treo tranh của mình vào cuộc triển lãm về trục trặc của thế giới nghệ thuật, đã bị sa thải và áp lệnh cấm 3 năm. Câu chuyện phía sau phức tạp hơn chúng ta tưởng.

cu soc anh 1

Tác phẩm nghệ thuật không có tiêu đề của một kỹ thuật viên gallery đã nhanh chóng bị tháo bỏ. Ảnh: Guardian.

Bức tranh đầu tiên chào đón khách đến không gian triển lãm ở tầng một trong phòng trưng bày Pinakothek der Moderne ở Munich (Đức) vào ngày 23/2 có thể đã không bắt mắt người xem ngay lập tức.

Tác phẩm nghệ thuật có kích thước 60cm x 120cm là một bức tranh mang phong cách cổ điển khắc họa gia đình bốn người, với phần nền, khuôn mặt và một số phần thân của các nhân vật được sơn thô màu trắng. Bức tranh trông có vẻ khiêm tốn so với các tác phẩm nghệ thuật bằng video và tranh ở các phòng kế bên, nhưng chỉ khi chìn kỹ hơn, khách xem triển lãm mới có thể thắc mắc tại sao không có nhãn ghi tên nghệ sĩ hoặc tên tác phẩm.

Không phải vì ham muốn danh vọng

Lý do thực sự mới được công khai vào tuần trước: Bức tranh không tên, nội dung chưa được công bố trước đây, không phải là tác phẩm của một bậc thầy hiện đại được các nhà giám tuyển nghệ thuật lựa chọn, mà là tác phẩm của một nhân viên kỹ thuật 51 tuổi của bảo tàng, người đã lén đưa nó vào cuộc triển lãm vào đầu giờ sáng.

Pinakothek, nơi có một trong những bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại và đương đại lớn nhất châu Âu, đã tháo bỏ bức tranh sau khi triển lãm đóng cửa, sa thải kỹ thuật viên và giữ im lặng về vụ việc.

cu soc anh 2

Bảo tàng Pinakothek der Moderne ở Munich có bộ sưu tập lớn về nghệ thuật đương đại. Ảnh: FocusCulture/Alamy.

Khi thông tin về phát hiện gây sửng sốt này đến tay báo chí Đức thông qua báo cáo của cảnh sát vào thứ hai tuần trước (nhằm ngày 1/4), phía bảo tàng đã cố gắng vùi dập nó. Người phát ngôn bảo tàng nói: “Đó là một trò lừa bịp nhỏ, một vấn đề vụn vặt”.

Bản tin đầu tiên về vụ việc trên tờ Süddeutsche Zeitung đã miêu tả rằng một nghệ sĩ muốn tìm kiếm "bước đột phá về nghệ thuật" bằng cách đặt mình vào nhóm của Andy Warhol, Joseph Beuys và những nghệ sĩ khác, theo Guardian.

Tuy nhiên, những người trong giới bảo tàng nói rằng đó không phải là một hành động trắng trợn nhằm mục đích nổi tiếng, tác phẩm nghệ thuật này được coi là sự can thiệp quan trọng của một trong những người làm nên các cuộc triển lãm nhưng thường bị xem như vô hình. Và hành động đó được thiết kế có dụng ý để châm ngòi tranh luận về chủ nghĩa tinh hoa trong thế giới nghệ thuật.

Những bản tin ban đầu về vụ việc đã không đề cập đến sự đặc biệt của cuộc triển lãm này nằm ở chỗ các bức tranh được treo đều nói về những sai sót và trục trặc trong nghệ thuật, và được gọi là Glitch: On the Art of Interference (gọi tắt là Glitch).

Theo catalogue, mục đích của triển lãm là “khám phá các trật tự quy phạm và sự chênh lệch về chính trị xã hội” và “khiến những gì vô hình trở nên hữu hình”.

“Động cơ đằng sau việc đưa bức tranh đó vào triển lãm là để xem liệu các quản lý bảo tàng có sẵn sàng thực hiện những gì họ rao giảng hay không”, một người quen thuộc với sự kiện cho biết. “Đó là một thử thách nghệ thuật. Kỹ thuật viên treo bức tranh không phải vì ham muốn danh vọng”.

Thách thức của người "vô hình"

Giám tuyển nghệ thuật của triển lãm Glitch cho biết diễn biến tại triển lãm đã dạy cô chấp nhận những điều không hoàn hảo và sự cố. “Ai là người quyết định điều gì là hoàn hảo?”, nữ giám tuyển nghệ thuật nói với tờ báo chủ nhật Bavarian Sonntagsblatt. “Khi đối mặt với rủi ro, bạn hoàn toàn có thể thể hiện sự bình tĩnh ở mức độ nào đó”, cô nói thêm.

cu soc anh 3

Một tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ người Mỹ John Chamberlain tại Pinakothek der Moderne. Ảnh: Urbanmyth/Alamy.

Tuy nhiên, khi đối mặt với một bức tranh không mong muốn, Pinakothek có vẻ không chấp nhận nổi. Họ nói rằng kỹ thuật viên - làm việc bán thời gian tại bảo tàng - đã bị cấm đến tất cả gallery Bavarian State Painting Collections trong 3 năm và đã ký một “thỏa thuận chấm dứt”. Những thỏa thuận như vậy vô hiệu hóa hợp đồng của nhân viên nhưng cũng thường chứa các điều khoản bảo mật.

Cho đến nay, vị kỹ thuật viên-nghệ sĩ vẫn chưa được nêu tên cũng như không bình luận gì về vụ việc. Người phát ngôn của Pinakothek tuần trước đã từ chối nêu tên nhân viên cũng như mô tả hình ảnh của người này vì e ngại "khuyến khích những người bắt chước chơi khăm".

Trong một tuyên bố vào cuối tuần qua, bảo tàng bác bỏ ý kiến cho rằng việc treo bức tranh là một "sự can thiệp nghệ thuật", và khẳng định nó chỉ đơn thuần là một sự vi phạm lòng tin.

“Nhân viên phải tuân thủ các khái niệm an ninh và không gây nguy hiểm cho di sản văn hóa có giá trị”, theo tuyến bố. Đơn kiện hình sự đối với kỹ thuật viên về việc làm hư hỏng tài sản đã được rút lại hồi tháng 3.

Theo Guardian, Pinakothek đã không trả lời khi được hỏi liệu cách xử lý vụ việc của họ có mâu thuẫn với thông điệp của cuộc triển lãm hay không.

Những giám tuyển nghệ thuật của triển lãm ở Bonn năm ngoái đã có một cách tiếp cận rất khác. Khi thực hiện một triển lãm mang tên Who We Are - Reflecting a Country of Immigration (tạm dịch: Chúng ta là ai - Phản ánh một đất nước nhập cư), họ đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy thêm một bức tranh. Họ đưa ra một thông điệp trên mạng xã hội với nội dung: “Chúng tôi nghĩ điều này thật hài và muốn biết nghệ sĩ. Vì vậy hãy liên lạc! Sẽ không có rắc rối nào cả. Hứa danh dự”.

Vị nghệ sĩ bí ẩn - họa sĩ Danai Emmanouilidis - đã đến và thấy bức tranh của cô được bán với giá 3.696 euro trong cuộc đấu giá ở Cologne.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

'Do' anh AI hinh anh

'Độ' ảnh AI

0

Những người dùng AI sáng tạo hình ảnh đang phải học thủ thuật mới để tránh nhận được bức ảnh nhân vật có 7 ngón tay hay đầu tóc bóng mượt một cách siêu thực.

Hạnh Lam

Bạn có thể quan tâm