Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Vua nào trị vì 56 năm, không có con nối dõi?

56 năm trị vì đất nước, ông là vị vua có thời gian ngồi trên ngai vàng lâu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Ly Nhan Tong anh 1

Câu 1: Vua nào trị vì tới 56 năm?

  • Lý Thánh Tông
  • Lý Nhân Tông
  • Lê Thái Tông
  • Lê Hiển Tông

Với thời gian trị vì đất nước lên tới 56 năm (1072-1128), Lý Nhân Tông là vị vua trị vì lâu nhất. Xếp thứ hai là vua Lê Hiển Tông của nhà Hậu Lê với 46 năm trị vì.

Ly Nhan Tong anh 2

Câu 2: Thái hậu nào buông rèm nhiếp chính khi Lý Nhân Tông mới lên ngôi?

  • Linh Nhân hoàng thái hậu
  • Thừa tuyên cao hoàng hậu
  • Hiến Từ thái hậu
  • Thuận Thiên cao hoàng hậu

Lên ngôi khi 6 tuổi, 10 năm đầu làm vua, Lý Nhân Tông được Linh Nhân hoàng thái hậu, tức Nguyên phi Ỷ Lan, buông rèm nhiếp chính. Sau khi vua trưởng thành, đủ khả năng điều hành chính sự, mẹ ông mới trả lại quyền lực cho Lý Nhân Tông.

Ly Nhan Tong anh 3

Câu 3: Thái sư có công phù tá Lý Nhân Tông?

  • Trần Thủ Độ
  • Đàm Dĩ Mông
  • Tô Hiến Thành
  • Lý Đạo Thành

Trong giai đoạn đầu nắm quyền, vua Lý Nhân Tông và Nguyên phi Ỷ Lan nhận được sự phò tá đắc lực của thái sư Lý Đạo Thành. Lý Đạo Thành (?-1081) quê làng Cổ Pháp, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh, dòng dõi tôn thất nhà Lý. Ông là đại thần tài năng, liêm khiết và chính trực của nhà Lý. 

Ly Nhan Tong anh 4

Câu 4: Dưới thời vua Lý Nhân Tông, Đại Việt lần đầu...?

  • Mở khoa thi
  • Lập Quốc Tử Giám
  • Đắp đê Cơ Xá
  • Cả 3 việc trên

Lý Nhân Tông có nhiều quyết định lịch sử. Dưới thời trị vì của ông, Đại Việt lần đầu mở kỳ thi tuyển chọn người tài (1075), lập trường Quốc Tử Giám (1076), đắp đê Cơ Xá để phát triển nông nghiệp (1108).

Ly Nhan Tong anh 5

Câu 5: Dưới thời vua Lý Nhân Tông, tội mổ trộm trâu bò bị xử phạt thế nào?

  • Phạt 50 quan tiền
  • Phạt 80 quan tiền
  • Phạt đánh 50 trượng
  • Phạt đánh 80 trượng

Năm 1107, Lý Nhân Tông ra quy định cấm giết trâu bò bừa bãi. Theo đó, ai mổ trộm trâu bị phạt 80 trượng và tội đồ làm người hầu trong quân đội. Người giết trâu và ăn trộm trâu đều phải bồi thường. Hàng xóm biết mà không tố cáo cũng bị phạt 80 trượng. 

Ly Nhan Tong anh 6

Câu 6: Vị đại thần nào giúp Lý Nhân Tông đòi lại đất bị nhà Tống chiếm giữ?

  • Tô Hiến Thành
  • Lý Đạo Thành
  • Lý Thường Kiệt
  • Lê Văn Thịnh

Để đòi lại đất đai bị nhà Tống chiếm giữ, năm 1089, vua Lý Nhân Tông cử Binh bộ Thị lang Lê Văn Thịnh  sang trại Vĩnh Bình cùng người Tống bàn việc cương giới. Bằng tài thương thuyết và lý lẽ đanh thép của mình, Lê Văn Thịnh đã buộc nhà Tống phải trả lại đất đai cho Đại Việt.

Ly Nhan Tong anh 7

Câu 7. “Sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, nước lớn sợ, nước nhỏ mến, thần giúp người theo” là lời nhận xét của ai khi nói về Lý Nhân Tông?

  • Lê Văn Hưu
  • Phan Phu Tiên
  • Ngô Sĩ Liên
  • Phan Huy Chú

"Vua trán dô mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, nước lớn sợ, nước nhỏ mến, thần giúp người theo, thông âm luật, chế ca nhạc, dân được giàu đông, mình được thái bình, là vua giỏi của triều Lý...". Đó là lời nhận xét của sử thần Ngô Sĩ Liên về vua Lý Nhân Tông.

Ly Nhan Tong anh 8

Câu 8. Sau khi qua đời, vua Lý Nhân Tông truyền ngôi cho ai?

  • Lý Thần Tông
  • Lý Cao Tông
  • Lý Anh Tông
  • Lý Huệ Tông

Dù trị vì rất lâu, Lý Nhân Tông lại không có con nối dõi. Cuối năm 1117, vua ban chiếu rằng: "Trẫm cai trị muôn dân mà lâu không có con nối, ngôi báu của thiên hạ biết truyền cho ai? Vậy nên trẫm nuôi con trai của các công hầu Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng, chọn người nào giỏi thì lập làm thái tử". Bấy giờ, con của Sùng Hiền Hầu (cháu vua) là Lý Dương Hoán mới lên 2 tuổi mà thông minh lanh lợi, Nhân Tông rất yêu, bèn lập làm hoàng thái tử. Sau khi Lý Nhân Tông qua đời năm 1128, các đại thần tôn Lý Dương Hoán lên ngôi, tức vua Lý Thần Tông.

Thái sư Lê Văn Thịnh và việc đòi đất từ nhà Tống Năm 1084. vua Lý Nhân Tông cử Binh Bộ thị lang Lê Văn Thịnh sang biên giới để bàn định cương giới.

Cậu bé chết đi sống lại đỗ trạng nguyên và chuyện bán gió mua que

Từ cậu bé nghèo hiếu học, Vũ Duệ không ngừng vươn lên, trở thành trạng nguyên nổi tiếng trong lịch sử. Tấm gương ham học của ông còn được lưu truyền mãi đến hậu thế.

Vì sao hổ được gọi là Ông Ba Mươi?

Hổ còn được biết đến với biệt danh chúa tể sơn lâm, tượng trưng cho uy lực, sức mạnh. Tại Việt Nam, hổ còn được gọi là Ông Ba Mươi.


Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm