Câu 1: Vua nào xử tử cha vợ mình về tội tham nhũng?
Theo sách "Những vụ án lớn trong sử Việt", Minh Mạng được mệnh danh là khắc tinh của tham quan. Dưới thời trị vì của mình, ông cho xử tử bố vợ là Huỳnh Công Lý khi ông này tham nhũng tới 30.000 quan tiền trong thời gian làm Phó tổng trấn thành Gia Định. |
Câu 2: Vị vua ra lệnh xử tử cùng lúc 17 viên quan nhận hối lộ?
Năm 1854, vua Tự Đức từng ra lệnh xử tử 17 viên quan nhận hối lộ của thương nhân nước ngoài. Đây là vụ đưa hối lộ lớn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam được sử sách ghi lại. |
Câu 3: Viên quan nào tham nhũng trong vụ án này?
Trong vụ án này, nhiều quan lớn bị kết tội như: Tham tri Bộ Hộ Phan Tĩnh, nguyên Bố chánh Đào Trí Phú, nguyên đốc học Phan Bật. Tri phủ Điện Bàn là Nguyễn Bá Đôn ăn hối lộ 12 lạng bạc, án sát Đặng Kham nhận đút lót 82 lạng bạc. Sau khi bị bắt giam, Đặng Kham lâm bệnh chết trong tù. Theo các tài liệu lịch sử lưu lại, đây là vụ án xử tội nhận hối lộ lớn nhất ở nước ta thời kỳ phong kiến. |
Câu 4: Ai bị vua Minh Mạng chặt tay vì tham nhũng?
Theo sách "Minh Mạng chính yếu", tháng 11/1831, Tư vụ Nội vụ phủ Nguyễn Đức Tuyên ăn bớt nhựa thơm, rồi lấy mật trộn lẫn vào, để ít hóa nhiều. Gian dối bị phát hiện, đáng lẽ cũng bị xử tử và chặt tay treo ở kho. Nhưng để răn đe nghiêm hơn, vua Minh Mạng ra chỉ dụ: “Chặt một bàn tay thủ phạm Nguyễn Đức Tuyên đem treo, xóa tên trong sổ làm quan, để lại cho nó cái đầu, khiến nó suốt đời hối hận”. |
Câu 5. Bộ luật nào quy định tội tham nhũng có thể bị treo cổ?
Theo sách "Lịch triều hiến chương loại chí", dưới thời Nguyễn, việc tham ô, tham nhũng của dân bị trừng trị rất nghiêm khắc. Bộ luật Gia Long ra đời có 400 điều, 79 điều quy định về các tội liên quan tham nhũng. Trong đó, điều 31 quy định quan lại nhận hối lộ phải chịu hình phạt thấp nhất 70 trượng, cao nhất là treo cổ. |
Câu 6. Trạng nguyên nổi tiếng về bài thi chống tham nhũng?
Theo sách "Kể chuyện trạng Việt Nam', Vũ Kiệt đỗ trạng nguyên dưới thời Hậu Lê. Bài thi “Đế vương trị nước” có nội dung chống tham nhũng của ông được xem là kiệt tác trị nước. Với bài thi xuất sắc này, Vũ Kiệt được vua Lê Thánh Tông chấm đỗ trạng nguyên. |