Theo The Guardian, đống hoang tàn còn lại sau thảm họa Chernobyl hoàn toàn có thể trở thành Di sản Văn hóa Thế giới nếu được UNESCO công nhận. Ukraine đang nỗ lực để biến điều này thành sự thật. Việc này có thể giúp Chernobyl trở thành điểm đến độc đáo cho du khách trên thế giới, đồng thời thu hút nhiều nguồn tài trợ. |
Thảm họa Chernobyl diễn ra vào 26/4/1986. Lò phản ứng số 4 tại nhà máy phát nổ tại Pripyat, cách thủ đô Kyiv 108 km về phía bắc. "Đây là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới. Những đám mây phóng xạ tràn qua phần lớn châu Âu khiến hàng chục nghìn người phải sơ tán", tờ The Guardian miêu tả. |
Một kỹ sư kiểm tra nồng độ phóng xạ ở lò phản ứng số 4. |
31 công nhân nhà máy và lính cứu hỏa đã chết ngay sau vụ thảm họa. Nguyên nhân tử vong hầu hết do bệnh nhiễm xạ cấp tính. Hàng nghìn người khác phải chịu ảnh hưởng với các bệnh liên quan đến bức xạ. Tuy nhiên, cho tới nay, con số người chết và bị ảnh hưởng từ vụ Chernobyl vẫn còn gây tranh cãi. |
"Tầm quan trọng của Chernobyl vượt xa biên giới Ukraine. Nó không đơn thuần là tưởng niệm. Đó còn là quyền và lịch sử của người dân", Oleksandr Tkachenko, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Ukraine cho biết. |
Trong ảnh, tờ lịch năm 1986 trong một căn nhà bị bỏ hoang tại làng Zalissya. |
Từng là vùng đất chết, sự sống đã trở lại với Chernobyl trong những năm gần đây. Khu vực này trở thành điểm du lịch thu hút khách yêu thích cảm giác mạo hiểm. Ngoài ra, tổng thống nước này cũng công nhận Chernobyl là điểm du lịch. Trong ảnh, con vật xuất hiện tại vùng cách ly Chernobyl (hay vùng 30 km). |
Đống đổ nát trong căn nhà bỏ hoang. |
Cỏ mọc um tùm bên ngoài ngôi nhà ở Poliske. |
Nhờ series truyền hình cùng tên nổi tiếng của HBO, Chernobyl ngày càng thu hút du khách. Ước tính trong năm 2019, thời điểm ra mắt bộ phim, khoảng 120.000 khách đã đến thăm "vùng đất chết". |