Kết thúc năm học 2019-2020, cầm kết quả học tập của con, chị Phạm Thu Hà không giấu được sự tự hào. Đây là năm thứ 4 chị nhận được phản hồi tích cực từ nhà trường dành cho Anh Khoa - con trai út. Ngoài loạt giải thưởng uy tín, 2 huy chương vàng cuộc thi SASMO của Khoa khiến chị càng tin sự lựa chọn của mình là đúng.
Từ nhỏ, Khoa đã sớm bộc lộ sự thích thú với các con số. Nhận thấy điều đó, gia đình chị quyết định cho con tiếp cận các trung tâm đào tạo toán học ngay trong mùa hè con chuẩn bị vào lớp một. Trải nghiệm vài mô hình, lựa chọn cuối cùng của chị là Mathnasium. “Đích đến cuối cùng của toán học không chỉ là sự chính xác của con số, mà là phương pháp tư duy, giải quyết vấn đề. Tôi tìm thấy điều này trong phương pháp giáo dục và giáo trình của Mathnasium”, chị Hà chia sẻ.
Chị Hà lựa chọn Mathnasium cho Anh Khoa theo học từ sớm. |
Mathnasium là phương pháp giáo dục tư duy dựa trên toán học do giáo sư toán học người Mỹ Larry Martinek kiến tạo. Phương pháp giúp học sinh biết cách suy luận xuôi và ngược, phân tích tất cả khía cạnh của vấn đề để thấy được bức tranh tổng thể, sau đó giải quyết vấn đề theo cách logic nhất. Kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề mà các em học được có thể áp dụng cho nhiều môn học khác hay các vấn đề trong cuộc sống. Theo nghiên cứu từ The Economist Intelligence Unit Limited, đây là những kỹ năng công dân toàn cầu cần có trong thế kỷ 21.
Có mặt ở Việt Nam từ 2011, Mathnasium hiện là hệ thống đào tạo toán tư duy lớn tại Việt Nam với độ phủ khắp TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh thành. Điểm đặc biệt của Mathnasium là giảng dạy toán học thông qua sự kết hợp của các kỹ thuật giảng dạy độc đáo.
Bà Nguyễn Thanh Hoàng Diễm, CEO Mathnasium Việt Nam cho biết, đến với trung tâm trẻ được tiếp cận toán học qua hình ảnh trực quan, các giáo cụ, kỹ thuật tư duy số, diễn đạt bằng ngôn từ và trình bày bằng toán viết. Phương pháp mang đến cho học sinh kiến thức toán học, nhưng trên hết là hình thành và phát triển kỹ năng tư duy.
Trẻ tiếp cận với môn toán một cách đúng đắn có thể hình thành nền tảng tư duy tốt từ nhỏ. |
Mathnasium ảnh hưởng bởi triết lý của giáo dục Mỹ, hướng đến việc đào tạo những con người tự do, sáng tạo, có thể thích nghi với cuộc sống đang biến đổi từng ngày. Đề cao cá nhân hoá, nên giáo trình của Mathnasium được thiết kế theo năng lực của người học. Nghĩa là mỗi học viên sẽ có một kế hoạch học tập riêng theo lộ trình đào tạo của mình. Giáo viên không giảng bài chung mà theo sát từng bài tập của học viên.
Để làm được điều này, theo bà Hoàng Diễm, mô hình tổ chức phải là lớp học nhóm nhỏ và đội ngũ giáo viên phải vững kỹ năng lẫn kiến thức. Do vậy, công tác đào tạo giáo viên, cập nhật giáo trình mới… được đội ngũ chuyên gia từ Mathnasium Mỹ đảm nhận.
Khi đem mô hình về Việt Nam, những người tâm huyết với giáo dục không rập khuôn nguyên mẫu, mà điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Trong một buổi học, học viên Mathnasium Việt Nam học trọn 60 phút giáo trình nguyên bản, thêm 30 phút giáo trình được nghiên cứu riêng và thẩm định phù hợp với chương trình đào tạo trong nước. Không phát sinh thêm chi phí, học viên Mathnasium Việt Nam chỉ trả mức học phí bằng 25% so với học phí tại Mỹ. Con số này là thử thách trong bài toán kinh doanh nhưng theo người điều hành, Mathnasium hiện tập trung vào mục tiêu lớn nhất là trang bị cho trẻ em Việt Nam nền tảng tư duy độc lập, để có thể vững vàng và thành công ở tương lai.
Học viên Mathnasium Việt Nam trả mức học phí bằng 25% so với học phí tại Mỹ. |
4 năm theo học ở Mathnasium, Anh Khoa từ một cậu bé hay ngại ngùng, chỉ thích làm bạn với những con số nay tự tin hơn khi bước chân vào các sân chơi toán học khu vực. Khoa vui vẻ, hoà đồng với bạn bè khi đến trường. Với các bài tập ở lớp, Khoa cũng xử lý nhanh chóng bằng sự sáng tạo của bản thân.
Đồng hành với Anh Khoa, chị Hà cho biết mình không mất nhiều thời gian lẫn công sức bởi con tư duy độc lập, ít phụ thuộc, luôn muốn tự mình chinh phục các nhiệm vụ. “Những kỹ năng học được từ Mathnasium hỗ trợ tốt cho việc học của Anh Khoa ở trường. Con được khuyến khích khám phá kiến thức nên không áp lực với việc học. Khi có động lực và phương pháp, trẻ sẽ yêu thích việc đến trường”, chị Hà nói thêm.
Bình luận