Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xét xử người tự xưng 'Thích Tâm Phúc' về tội lừa đảo, làm giả giấy tờ

Sự việc bị bại lộ, Phúc bỏ trốn sang Thái Lan. Ngay khi về Việt Nam, Phúc bị công an triệu tập để làm việc. Khám xét khẩn cấp tại nhà của Phúc, công an thu giữ một Giấy CNQSDĐ giả và một Giấy CNQSDĐ thật của bà T.

Ngày 23/7, TAND huyện Củ Chi (TP.HCM) cho biết đơn vị này sẽ xét xử bị cáo Nguyễn Minh Phúc (tự xưng là "đại đức Thích Tâm Phúc", 40 tuổi, ngụ huyện Củ Chi) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" vào ngày 6/8 tới đây.

Theo cáo trạng, năm 2021, bà Lê Thị H.T. (SN 1973, ngụ xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn) mua thửa đất có diện tích 420,3 m2 tại huyện Củ Chi của ông N. và bà N.T.C.N. với giá 2,4 tỷ đồng, nhưng chưa làm thủ tục tách thửa được.

PL anh 1

Ngày 7/10/2022, thông qua Lê Văn V. (SN 1990, ngụ huyện Củ Chi), bà T. quen biết và nhờ Phúc làm thủ tục tách một thửa đất thành 2 thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSDĐ) đất riêng. Phúc thỏa thuận với bà T. và N. làm thủ tục tách thửa đất với chi phí 135 triệu đồng, nhận trước 70 triệu đồng. Sau đó, Phúc thuê người làm 2 giấy CNQSDĐ giả trên ứng dụng mạng xã hội, rồi đưa cho bà T. một bản.

Nguyễn Minh Phúc mang một bản còn lại cùng giấy CNQSDĐ thật của bà T. cất vào két sắt, đợi đến lúc bà T. đưa hết số tiền còn lại mới giao trả. Sự việc bị bại lộ, Phúc bỏ trốn sang Thái Lan. Ngay khi về Việt Nam, Phúc bị công an triệu tập để làm việc. Khám xét khẩn cấp tại nhà của Phúc, công an thu giữ một Giấy CNQSDĐ giả và một Giấy CNQSDĐ thật của bà T.

Liên quan đến hành vi làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan, tổ chức, năm 2019, Công an huyện Củ Chi đã kiểm tra, phát hiện nhà Phúc treo nhiều huân chương, bằng khen các loại cùng 3 giấy tờ bằng tiếng nước ngoài, có con dấu.

Qua công tác giám định, tất cả giấy tờ này là giả. Ngoài ra, Phúc giao nộp một giấy chứng nhận tăng ni, một giấy chứng điệp thọ giới, một bằng thạc sĩ luật kinh tế và một bằng tiến sĩ ngành luật tôn giáo của Trường đại học Nội vụ Hà Nội. Kết luận giám định xác định tất cả giấy tờ này là giả.

Liên quan bị cáo Phúc, trước đó, tại buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội của TP.HCM, thượng tá Lê Mạnh Hà - Phó Trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM - cho biết Nguyễn Minh Phúc học tại chùa Hoằng Pháp trong giai đoạn 2000-2010, người này mới làm lễ quy y, nhưng chưa xuất gia.

Đến năm 2010, Phúc trở về địa phương, tự lập chùa "Ngộ Chân Tử" để sinh hoạt tôn giáo trái phép và tự xưng là "Đại đức Thích Tâm Phúc". Cơ quan chức năng đã mời ông Phúc làm việc, xử phạt, yêu cầu tháo dỡ biển chùa và không sinh hoạt tôn giáo tại nhà.

Sau đó, ông Phúc tiếp tục sinh hoạt tôn giáo trái phép, thông qua việc thành lập các công ty, doanh nghiệp ngụy trang.

Sách về Pháp luật

Nội dung cuốn sách "Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam" đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về an ninh mạng dưới góc độ của ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; đánh giá thực trạng pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới,.

https://tienphong.vn/nguoi-tu-xung-thich-tam-phuc-bi-xet-xu-ve-toi-lua-dao-va-lam-gia-giay-to-post1657258.tpo

Tân Châu/Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm