Sau hai ngày cấp cứu, bạn tôi tử vong. Xin hỏi trong trường hợp này, tôi có phạm tội không?
Khương Tuấn (Bắc Kạn)
Theo thông tin trên, bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Vô ý làm chết người quy định tại điều 98 Bộ luật hình sự 1999 (BLHS). Theo đó, người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
Nếu chưa đủ 16 tuổi, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự do tội này chỉ là tội nghiêm trọng (khoản 2 Điều 12 quy định: Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng).
Nếu bạn mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình vào thời điểm đẩy nạn nhân ngã thì bạn cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 13 BLHS).
Nếu không rơi vào các trường hợp kể trên, bạn có thể phạm vào tội Vô ý làm chết người. Các dấu hiệu cơ bản nhất của tội này bao gồm: hành vi làm chết người, hậu quả gây thiệt hại tính mạng cho người khác, mối quan hệ nhân quả (chính hành vi là nguyên nhân của cái chết) và lỗi vô ý của người phạm tội.
Cần xác định rõ việc nạn nhân ngã đập đầu xuống đất có dẫn đến cái chết hay không hoặc do nguyên nhân khác như bệnh hiểm nghèo, sơ sót của bệnh viện khi cấp cứu...
Cũng cần phải xác định định bạn có lỗi vô ý khi thực hiện hành vi hay không. Điều 10 Bộ luật hình sự 1999 quy định như sau:
“Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.”
Trong trường hợp này, sẽ rất khó để cho rằng bạn không có lỗi vì rõ ràng bạn đã phải biết rằng đẩy người khác rất có thể khiến họ ngã và bị tổn thương về mặt thể chất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1, 2 Điều 25 BLHS trong trường hợp sau:
“1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
2. Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”