Hàng xóm tôi nuôi rất nhiều chó, mỗi chiều thường thả rông. Tôi nên làm gì nếu lỡ chó hàng xóm "táp" con mình?
ThS.BS Nguyễn Đình Qui, Phó trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM)
Khi phát hiện con bị chó mèo cắn, phụ huynh cần bình tĩnh, nhẹ nhàng sơ cứu cho con bằng cách dùng xà phòng rửa vết cắn và sát trùng bằng cồn 90 độ hoặc cồn i-ốt. Lúc này, người thân tuyệt đối không nên vì quá hốt hoảng mà làm vết cắn tổn thương thêm.
Sau khi sơ cứu, trẻ cần được đưa đến cơ sở tiêm chủng ngay để được tư vấn và tiêm phòng dại. Trong lúc này, phụ huynh nên nói rõ với bác sĩ về tình trạng con vật đã cắn và theo dõi con vật trong 15 ngày sau đó.
Tùy theo tình trạng của vết cắn và vật cắn, bé sẽ được điều trị dự phòng như sau:
Tình trạng vết cắn | Tình trạng con vật | Điều trị | |
Tại thời điểm cắn | Trong 15 ngày | ||
Da lành | Không điều trị | ||
Da bị xước ở gần khu vực đầu, mặt, cổ | Bình thường | Tiêm vaccine dại | |
Có triệu chứng dại | Tiêm huyết thanh kháng dại và vaccine dại | ||
Da bị xước nhẹ, xa khu vực đầu, mặt, cổ | Bình thường | Theo dõi súc vật | |
Ốm, triệu chứng dại | Tiêm vaccine dại ngay khi con vật có triệu chứng | ||
Vết xước nhẹ, xa khu vực đầu, mặt, cổ | Không theo dõi được con vật | Tiêm vaccine dại | |
Có triệu chứng dại | Tiêm huyết thanh kháng dại và vaccine dại | ||
Vết thương gần não | Bình thường | Tiêm huyết thanh kháng dại và vaccine dại ngay | |
Không theo dõi được con vật |
“Thế nào là chế độ ăn kiêng tốt nhất?”, “Làm thế nào để tôi ngừng lo lắng về cân nặng và tập trung vào việc sống lành mạnh?”, “Làm thế nào để tôi vẫn giữ được minh mẫn khi già đi?”… Đó là mối quan tâm của nhiều người trong quá trình tìm phương thức để duy trì sức khỏe tốt nhất có thể.
Cuốn sách Ăn lành, tập đủ, nghĩ thông minh có thể giúp người đọc tập trung việc ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể chất, giữ tinh thần minh mẫn trong thời buổi bận rộn.