Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xuân Mơ và điểm 10 Lịch sử

Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015, tỉnh Bình Phước có thí sinh duy nhất đạt điểm 10, đó là Trần Thị Xuân Mơ, lớp 12D chuyên văn THPT chuyên Quang Trung (thị xã Đồng Xoài).

Mơ đăng ký xét tuyển vào khoa Báo chí - Truyền thông (ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH Quốc gia TP HCM) và đạt điểm 3 môn thi: Văn, Lịch sử, Địa lý 26,5 điểm, trong đó đáng chú ý riêng môn lịch sử đạt điểm tuyệt đối: 10 điểm.

Lớp trưởng hài hước đỗ thủ khoa hai khối A, B

Với số điểm xuất sắc, Ngô Vương Minh trở thành thủ khoa cả hai khối A (29,5 điểm), khối B (29,75 điểm) trong kỳ thi tuyển sinh đại học.

“Trôi” hết gần 10 mặt giấy thi

Xuân Mơ có dáng người nhanh nhẹn, khuôn mặt dạn dĩ, thích cười, hay nói, vừa trở về nhà sau những tháng ngày “dùi mài kinh sử”.

Mơ cho biết để đạt số điểm tuyệt đối môn lịch sử trước tiên Mơ phải cố gắng đạt điểm tối đa (tương đương 60%) phần kiến thức cơ bản theo sách giáo khoa, sau đó mới tính đến phần kiến thức vận dụng và vận dụng cao (tương đương 40% số điểm).

“Trong thời gian làm bài 180 phút, em đã hoàn thành rất nhanh phần kiến thức cơ bản, còn lại em dành thời gian tập trung cho các câu hỏi của phần vận dụng và vận dụng nâng cao.

Ở phần này đòi hỏi thí sinh phải có khối lượng kiến thức rất rộng, đặc biệt phải bám sát thực tế cuộc sống bởi hầu như các câu hỏi không liên quan nhiều đến kiến thức trong sách giáo khoa. Cũng rất may mắn cả 4 câu hỏi em đều làm rất tốt, ngắn gọn, súc tích, đầy “hơi thở” của cuộc sống.

Trần Thị Xuân Mơ. Ảnh: Tuổi Trẻ

Trong 180 phút em cẩn thận tập trung trí tuệ để “trôi” hết gần 10 mặt giấy thi. Làm xong em xem đồng hồ còn thừa 15 phút, thời gian này em cẩn thận dò lại từng câu chữ một, sau đó mới nộp bài cho giám thị. Nộp bài xong em chỉ nghĩ điểm môn sử sẽ cao chứ không nghĩ đạt điểm 10 tuyệt đối. Kết quả điểm khiến em cũng bất ngờ” - Xuân Mơ nói.

Xuân Mơ cho biết thêm để đạt thành tích cao trong học tập, đó là nhờ sự dạy dỗ, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các giáo viên trong trường.

“Giáo viên không chỉ đóng vai trò người truyền lửa, nhiệt huyết mà quan trọng là đã gieo được vào tâm hồn em niềm say mê, tự giác trong học tập, khát vọng vươn lên. Mỗi giờ lên lớp các giáo viên luôn khơi dậy tinh thần và khả năng tự học, tự trau dồi kiến thức cho học sinh.

Ngay từ năm đầu cấp (lớp 10), các giáo viên đã hướng dẫn chi tiết phương pháp học tập ở lớp, tại nhà, ở ký túc xá, tự học và học nhóm thế nào để đạt hiệu quả cao. 100% học sinh của trường không học thêm bên ngoài, tất cả kiến thức đều được em tự tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của thầy cô”.

Sẽ viết báo

"Em biết đây mới chỉ là bước khởi đầu cho một tương lai rất dài. Em sẽ phải cố gắng nhiều, nhiều hơn nữa, nhất là luôn nhắc nhở mình không được ngủ quên trên chiến thắng"

Xuân Mơ

Xuân Mơ sinh ra và lớn lên thuộc vùng quê nghèo thôn 2, xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng. Gia đình có 4 người gồm cha mẹ, Xuân Mơ và đứa em năm tới vào lớp 2. “Hồi nhỏ ở nhà mẹ lúc nào cũng bảo 'con mà không học sau này ra đứng đường mà ăn'. Em thắc mắc hỏi mẹ sao không ăn trong nhà mà phải ra đường? Mẹ hỏi ngược lại: Con thấy những người ăn xin hay đứng ở đâu?”...

Câu hỏi được cho là vô cùng ngớ ngẩn ngày xưa đó của em ấy thế mà cứ làm em nhớ mãi, ghi sâu vào tâm trí mình, thúc giục em phải siêng năng học tập, cố gắng vươn lên, vươn lên không ngừng” - Xuân Mơ tâm sự.

Gia đình Xuân Mơ rất nghèo, cả gia đình đang sinh sống trong căn nhà thuê nhiều năm qua bên quốc lộ 14 đoạn qua thôn 2, xã Đức Liễu (huyện Bù Đăng) với quán nước đắp đổi qua ngày. Mẹ sức khỏe yếu không thể lao động nặng nhọc, còn cha thức đêm bán nước cho khách vãng lai, ban ngày ai thuê gì làm nấy.

“Em tính sau khi vào đại học ổn định sẽ kiếm việc làm thêm, hoặc nhờ các anh chị làm ở các tờ báo hướng dẫn viết cộng tác cho các báo kiếm tiền trang trải cuộc sống, học tập để bớt gánh lo cho cha mẹ” - Xuân Mơ nói.

Nhận xét về học trò cưng, cô Phạm Lê Trang Đài - Tổ trưởng Tổ lịch sử, người trực tiếp dạy dỗ Xuân Mơ - cho biết, do sống trong hoàn cảnh gia đình nghèo nên ngay từ tấm bé cha mẹ đã “ép” con gái phải siêng năng học tập với mong ước giản dị để sau này có cuộc sống tốt hơn.

Ý thức được điều đó nên Xuân Mơ rất siêng năng, chịu khó học tập. Hồi cấp I, cấp II còn sống ở quê nhà, ngoài thời gian phụ cha mẹ bán quán nước, thời gian còn lại em chăm chú vùi đầu vào sách đèn.

Giải nhì quốc gia môn Địa

Nhìn vào thành tích học tập của Xuân Mơ ai cũng trân trọng. Xong tiểu học, vô trung học và vào đại học, suốt những năm tháng đã qua Xuân Mơ luôn đạt thành tích học sinh giỏi. 

Không chỉ thành tích ở “ao làng", thành tích những kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, Xuân Mơ cũng đoạt giải đáng nể phục.

Lớp 10 đoạt huy chương vàng cá nhân Olympic môn địa lý toàn miền Nam, lớp 11 đoạt giải ba môn Địa lý kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và lớp 12 đoạt giải nhì môn địa lý kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Theo Xuân Mơ, em học giỏi đều tất cả các môn học, nhưng lên đến lớp 9, trong các môn học em thấy mình yêu thích, có khiếu, “hơi mạnh” về văn chương và các môn xã hội, từ đó em nung nấu quyết tâm theo đuổi ước mơ sau này trở thành nhà báo.


Thủ khoa đại học đầu tiên đạt 27,25 điểm 3 môn

Là người có số điểm cao nhất Đại học Quốc gia Hà Nội, Bùi Mạnh Thắng vẫn dự thi tổ hợp môn xét tuyển vào đại học, kỳ thi THPT quốc gia. Thắng đạt 27,25 điểm.

http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20150808/xuan-mo-va-diem-10-lich-su/790461.html

Theo Bùi Liêm/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm