Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Y tá mạo danh lừa đảo trót lọt 2,2 triệu USD

Chỉ trong vòng 7 năm, Sonja Emery lừa đảo thành công các nhà tuyển dụng số tiền 2,2 triệu USD, đồng thời trốn 697.000 USD tiền thuế, theo kết luận của Bộ Tư pháp Mỹ.

Từ năm 2011 đến 2018, Sonja Emery đã mạo danh y tá, nói dối về trình độ học vấn và kinh nghiệm nghề nghiệp để đảm nhận các công việc chăm sóc sức khỏe với mức lương cao.

Chỉ trong vòng 7 năm, cô lừa đảo các nhà tuyển dụng tổng cộng 2,2 triệu USD, đồng thời trốn 697.000 USD tiền thuế, theo kết luận của Bộ Tư pháp Mỹ và luật sư Matthew J. Schneider.

y ta My mao danh lua dao anh 1

Sonja Emery thực hiện trót lọt vụ lừa đảo trong suốt 7 năm. Ảnh: Shutterstock.

Để che giấu thân phận thật, Sonja luân phiên thay đổi nơi sinh sống tại 4 tiểu bang khác nhau và sử dụng một số tên giả, bao gồm “Sonja Lee Robinson”.

Cô làm giả mạo nhiều bằng thạc sĩ và tiến sĩ từ Đại học tư thục Emory (bang Georgia) và Đại học New York (bang New York). Các điều tra viên cho biết cô chưa bao giờ theo học tại các trường trên.

Kẻ mạo danh còn khai man rằng mình là một y tá đã được cấp phép ở các bang New York, Georgia, California và Connecticut. Cô sử dụng số giấy phép của người khác khi nộp hồ sơ cho các nhà tuyển dụng lao động.

Nhờ chiếc CV “xuất sắc” giả mạo, Sonja làm ăn trót lọt và leo lên vị trí phó chủ tịch điều hành cấp cao tại một công ty tư vấn chăm sóc sức khỏe ở thành phố Ann Arbor (bang Michigan). Mức thu nhập của người phụ nữ này lúc bấy giờ khoảng 285.000 USD/năm, theo Bộ Tư pháp Mỹ.

Sau đó, Sonja chuyển sang làm cố vấn cho hai công ty liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở các bang Massachusetts và Wisconsin. Tại đây, cô được trả từ 226.000-267.000 USD.

y ta My mao danh lua dao anh 2

Sonja sử dụng giấy tờ, bằng cấp của người khác để nhận là của mình. Ảnh: Getty Images.

Từ năm 2015 đến 2018, Sonja làm việc với tư cách là giám đốc điều hành cấp cao cho một cơ quan dịch vụ y tế của chính quyền quận ở bang California. Mức lương của nữ y tá mạo danh lúc này lên tới 960.000 USD/năm.

Trong nhiều năm, người phụ nữ này cũng không đóng thuế. “Cô ta tránh bị phát hiện bằng cách cung cấp cho các cơ quan, công ty tên giả và số An sinh xã hội sai”, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.

Năm 2018, Sonja bị bắt giữ. Ngày 28/10, cô nhận mức án 5 năm 5 tháng tù giam. Ngoài ra, thẩm phán ra lệnh sau khi mãn hạn tù, nữ y tá mạo danh này phải trả đủ 2,2 triệu USD cho các cơ quan, công ty cũ của cô, đồng thời nộp 697.000 tiền thuế.

Người già Trung Quốc dễ bị lừa đảo, mất tiền khi dùng mạng xã hội

Lo ngại trước nạn tin giả, nội dung rác và lừa đảo qua Internet, nhiều thanh niên Trung Quốc mong có hình thức kiểm soát hoạt động trên mạng của cha mẹ mình.

Hồng Chang (Theo New York Post)

Bạn có thể quan tâm