Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Y tá Mỹ ám ảnh những cái chết không có người thân của bệnh nhân

Hơn cả việc làm quen với lịch trình dày đặc, áp lực, điều khó khăn nhất đối với nhiều nhân viên y tế Mỹ là phải chứng kiến những phút cuối đời cô độc của bệnh nhân.

bac si My chong dich anh 1

Một trong những khoảnh khắc khó khăn gần đây đối với y tá Julia Trainor (23 tuổi) là phải đặt nội khí quản cho một bệnh nhân nữ sau đó gọi điện thoại cho người chồng để hai bên nói chuyện. "Tôi phải ghé điện thoại lại gần tai để cô ấy nghe được lời yêu thương từ chồng, rồi tôi lau nước mắt cho cô ấy. Tôi từng chăm sóc nhiều bệnh nhân nặng và sắp chết nhưng không giống như những ngày gần đây", Julia nói với Reuters.

bac si My chong dich anh 2
Bác sĩ Laura Bontempo (50 tuổi) cho biết điều cô quan tâm nhất là các nhân viên y tế không bị bệnh. "Sự khác biệt chính là bây giờ bệnh nhân cũng có thể là mối nguy lây nhiễm cho bác sĩ. Tuy nhiên, không nhân viên y tế nào nói rằng không muốn điều trị cho bệnh nhân", Laura chia sẻ. Sau ca làm việc trở về nhà, cô nhanh chóng cởi bỏ quần áo trong chiếc lều khử trùng dựng ngoài nhà và quấn mình trong một chiếc khăn, nhanh chóng chạy vào nhà để tắm. Bên cạnh đó, cô cũng để riêng các vật dụng cá nhân, tránh nguy cơ lây nhiễm cho gia đình.
bac si My chong dich anh 3

Y tá phòng cấp cứu Cheryll Mack (46 tuổi) cố gắng ra ngoài mỗi ngày khoảng 15 phút để hít thở. "Điều đó giúp tôi tạm thời thoát khỏi công việc, hít thở không khí trong lành", cô nói. Khi đã vào ca, các nhân viên y tế có rất ít cơ hội để nghỉ ngơi, dù đồng nghiệp cố gắng giúp đỡ công việc cho nhau.

bac si My chong dich anh 4

"Tôi đã tắm rất lâu dưới vòi nước nóng. Sau đó tôi thường ngồi trên ghế và đọc một cuốn sách hoặc xem chương trình truyền hình thực tế để không nghĩ về công việc", Martine Bell (41 tuổi, y tá) nói. Sau mỗi ca làm việc, các y bác sĩ phải tháo đồ bảo hộ ngay lập tức, vệ sinh cá nhân và khử trùng, tắm rửa trước khi tiếp xúc với người nhà.

bac si My chong dich anh 5

Đối với bác sĩ Kyle Fischer (35 tuổi), điều khó khăn khi tham gia công tác chống dịch là việc các nhân viên y tế chưa có nhiều kinh nghiệm. "Đây là chủng virus mới nên chúng tôi chưa có kinh nghiệm chữa trị. Dù tham khảo nhiều nguồn tin, tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời chính xác. Vì vậy tình hình đang có nhiều bất ổn", anh chia sẻ.


bac si My chong dich anh 6

Hình ảnh y tá phòng chăm sóc tích cực Kimberly Bowers (44 tuổi) mệt mỏi sau ca làm việc kéo dài 13 tiếng. "Tôi vẫn nhớ rõ sự ra đi của một cô gái mà không có gia đình ở bên. Điều bức bối và đáng sợ nhất là không biết điều gì sẽ diễn ra tiếp theo", cô nói.

bac si My chong dich anh 7

"Thời khắc khó khăn nhất đối với tôi có lẽ là việc chứng kiến bệnh nhân Covid-19 ra đi trong bất lực và không có người thân bên cạnh", Ernest Capadngan (29 tuổi, y tá) nói. Do sự lây lan của dịch bệnh, người nhà các bệnh nhân không được tới thăm nom. Vì vậy, các nhân viên y tế ngoài việc chữa trị còn làm công tác tư tưởng, động viên người bệnh khi không có gia đình bên cạnh.


bac si My chong dich anh 8

Các nhân viên y tế không thể vi phạm quy tắc thăm thân của bệnh viện, kể cả phải chứng kiến sự tuyệt vọng của các gia đình và bệnh nhân. "Hôm nay có một bệnh nhân ngã khỏi giường và tôi phải gọi cho vợ của anh ấy, nói rằng cô không thể đến bệnh viện, dù đã cầu xin được tới gặp chồng", Tracey Wilson (53 tuổi, y tá) chia sẻ.

bac si My chong dich anh 9

Y tá Meghan Sheehan (27 tuổi) cho biết cô lái xe về nhà mỗi đêm mà không bật radio và sử dụng khoảng thời gian yên tĩnh này để suy ngẫm về ca làm việc của mình và các bệnh nhân. Khi về đến nhà, cô cố gắng không để bản thân bị ám ảnh bởi công việc đã làm ngày hôm đó. "Tôi về nhà, tắm ngay lập tức và cố gắng ăn tối với gia đình, không nói về công việc. Ban đêm chắc chắn là thời điểm khó nhất khi tôi không thể ngừng suy nghĩ về những gì sẽ phải làm vào ngày hôm sau", cô nói.

bac si My chong dich anh 10

"Một trong những khoảnh khắc khó khăn nhất là phải thấy các thành viên gia đình nói lời vĩnh biệt với người thân mắc Covid-19 qua một chiếc iPad. Họ không thể nhìn thấy người mình thương yêu trực tiếp lần cuối, và rồi người thân yêu cứ thế biến mất", Tiffany Fare (25 tuổi, y tá), chia sẻ.

Hai gia đình, hai châu lục, cùng một cuộc chiến với dịch bệnh

Trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19, người dân ở mỗi khu vực, quốc gia đều có chung một mục đích là bảo vệ sức khỏe bản thân và người xung quanh, đẩy lùi dịch bệnh.

Mai An

Bạn có thể quan tâm