Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Yêu cầu báo cáo vụ đào tạo tiến sĩ đối với Thượng tọa Thích Chân Quang

Bộ GD&ĐT vừa có công văn hỏa tốc gửi Đại học Luật Hà Nội yêu cầu báo về quá trình tuyển sinh đào tạo đối với nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang).

Thượng tọa Thích Chân Quang.

Chiều 25/6, Bộ GD&ĐT phát đi văn bản hỏa tốc, yêu cầu Đại học Luật Hà Nội báo cáo về quá trình tuyển sinh, đào tạo (gồm cả việc nộp hồ sơ phản biện, bảo vệ luận án...) và có minh chứng kèm theo liên quan vụ nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt (tức Thượng tọa Thích Chân Quang) nhận bằng tiến sĩ chỉ trong 2 năm đang gây xôn xao dư luận.

Bộ GD&ĐT yêu cầu Đại học Luật Hà Nội báo cáo về vụ việc trong ngày 26/6.

Chiều cùng ngày, Đại học Luật Hà Nội cũng đã có thông báo chính thức về quá trình đào tạo tiến sĩ của học viên Vương Tấn Việt. Theo đó, ông Việt học tiến sĩ trong 2 năm 3 tháng.

Học viên Vương Tấn Việt sinh năm 1959, trước khi dự tuyển, nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ (nay là Đại học Hà Nội).

Năm 2017, ông Vương Tấn Việt trúng tuyển Văn bằng 2 Khóa 1 trình độ đại học Luật, hình thức vừa làm vừa học của Đại học Luật Hà Nội mở tại Cao đẳng Bách Việt, TP.HCM.

Tháng 1/2019, ông Việt được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng cử nhân ngành Luật văn bằng 2 hệ vừa làm vừa học theo Quyết định 140 ngày 15/1/2019 của Đại học Luật Hà Nội, xếp hạng tốt nghiệp loại giỏi.

Tháng 11/2019, vị này trúng tuyển nghiên cứu sinh khóa 25B (niên khóa 2019-2023) theo Quyết định 4567 ngày 26/11/2019 của Đại học Luật Hà Nội.

Sau đó một tháng, học viên được công nhận nghiên cứu sinh theo Quyết định 5114 của Đại học Luật Hà Nội, ngành Luật Hiến pháp - Hành chính.

bang tien si 2 nam anh 1

Thượng tọa Thích Chân Quang (thứ 2 từ phải sang) nhận bằng tiến sĩ luật vào tháng 4/2022. Ảnh: Cổng TTĐT Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đại học Luật Hà Nội khẳng định ông Việt đủ điều kiện được dự tuyển chương trình đào tạo tiến sĩ của trường do đã tốt nghiệp cử nhân luật xếp loại giỏi.

Ngoài việc có bằng tốt nghiệp đại học ngành Luật, loại giỏi, ông Việt là tác giả một báo cáo khoa học in trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế có phản biện năm 2017, có năng lực ngoại ngữ (bằng tốt nghiệp đại học ngành Tiếng Anh).

Sau đó, từ tháng 12/2019 đến tháng 6/2021, ông Việt đã hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ (gồm 43 tín chỉ các học phần thuộc ngành/chuyên ngành trên tổng số 60 tín chỉ, được miễn luận văn 12 tín chỉ và ngoại ngữ 5 tín chỉ theo quy định điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư 08/2017 của Bộ GD&ĐT).

Năm 2020 đến năm 2021, nghiên cứu sinh hoàn thành 7 học phần của chương trình đào tạo tiến sĩ.

Đại học Luật Hà Nội khẳng định ông Việt đã hoàn thành các học phần bổ sung, các học phần ở trình độ tiến sĩ; đã công bố 2 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện; được tập thể hoặc người hướng dẫn nghiên cứu sinh đồng ý cho đăng ký đánh giá luận văn ở đơn vị chuyên môn; hoàn thành bảo vệ chuyên đề tổng quan, 3 chuyên đề luận án.

Vào tháng 9/2021, nghiên cứu sinh đã hoàn thành góp ý cấp bộ môn đối với luận án; đã bảo vệ cấp đơn vị chuyên môn (cấp cơ sở) vào ngày 26/9/2021.

Đến ngày 3/10/2021, nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt có đơn xin rút ngắn thời gian đào tạo, đơn đề nghị được bảo vệ luận án cấp trường và được nhà trường đồng ý.

Ngày 3/12/2021, nghiên cứu sinh bảo vệ luận án cấp trường theo Quyết định số 3696/2021 của Đại học Luật Hà Nội.

Sau khi nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo như trên, ngày 20 và 24/1/2022, ông Vương Tấn Việt đã nộp luận án vào thư viện Đại học Luật Hà Nội và Thư viện Quốc gia.

Đến ngày 17/3/2022, nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sĩ của Đại học Luật Hà Nội.

Tổng thời gian đào tạo của học viên Vương Tấn Việt kể từ khi được công nhận nghiên cứu sinh (tháng 12/2019) đến khi có quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ (tháng 3/2022) là 2 năm 3 tháng, đáp ứng và tuân thủ Quy chế đào tạo tiến sĩ của Thông tư 08/2017 của Bộ GD&ĐT và Quyết định số 261/QĐ-ĐHLHN của Đại học Luật Hà Nội.

Trước đó, ngày 19/6, Thượng tọa Thích Phước Nguyên, Phó tổng thư ký Hội đồng trị sự, chánh Văn phòng 2 Trung ương giáo hội, đã thay mặt Ban thường trực Hội đồng trị sự ấn ký thông báo kỷ luật đối với thượng tọa Thích Chân Quang, trụ trì Thiền tôn Phật Quang (thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu).

Cụ thể, thượng tọa Thích Chân Quang không được thuyết giảng dưới mọi hình thức, không chủ trì tổ chức các sự kiện tập trung đông người tại Thiền tôn Phật Quang và các địa điểm khác trong thời gian 2 năm.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Ông Thích Chân Quang lấy bằng tiến sĩ sớm, ĐH Luật Hà Nội nói gì?

Đại diện ĐH Luật Hà Nội cho hay Thượng tọa Thích Chân Quang hoàn thành chương trình tiến sĩ trước thời hạn. Quá trình đào tạo và công nhận trình độ tiến sĩ đầy đủ các bước.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm