Người phụ nữ nằm lăn ra sàn, náo loạn cửa hàng. Ảnh: Bobaedream. |
Vụ việc diễn ra vào ngày 13/1 tại cửa hàng bách hóa ở Seoul. Video ghi lại cảnh tượng được chính người phụ nữ đăng lên kênh video cá nhân vào cuối tuần qua, theo Korea Herald.
Theo đoạn video, người phụ nữ đi chân trần, nổi cơn thịnh nộ ở khu vực bán giày, xô đổ các kệ hàng trưng bày và cáo buộc cửa hàng bán giày nhái cho mình.
Trong clip tự quay tại cửa hàng bách hóa, người phụ nữ ban đầu đi đến khu dịch vụ khách hàng rồi sau đó nằm lăn ra đất. Người này nói với nhân viên bộ phận dịch vụ khách hàng: "Chà, họ chưa báo cáo yêu cầu của tôi à? Để tôi cho bạn xem rắc rối là như thế nào" và đi đến thang máy.
Người phụ nữ tự quay clip cảnh gây rối cửa hàng. |
Tiếp đó, người này lên cửa hàng giày trên tầng 5 và bắt đầu la hét, chửi thề.
Dưới phần bình luận, nữ YouTuber sẵn sàng đáp trả các ý kiến chỉ trích hành vi của mình. Cô cũng tuyên bố đã được phía cửa hàng bách hóa cho phép đăng tải video.
Nữ YouTuber xô đổ nhiều kệ hàng. Ảnh: Bobaedream. |
Một khách hàng chứng kiến vụ việc cũng chia sẻ các hình ảnh mình ghi lại. Theo đó, người phụ nữ nằm trên sàn, bên cạnh là đống lộn xộn cô tạo ra.
Phía cửa hàng cho hay tuyên bố của nữ YouTuber rằng họ bán hàng giả là vô căn cứ và đang chờ cảnh sát tiến hành điều tra.
Tại Hàn Quốc, việc nhiều YouTuber tạo chiêu trò, cố tình gây sốc để câu lượt xem, tương tác thường xuyên diễn ra.
Cuối tháng 7, YouTuber có biệt danh Green và Boss J ngồi môtô đi quanh nhiều con phố ở khu Gangnam trong khoảng 3 tiếng. Trong khi Boss J để ngực trần, Green diện bộ bikini hai mảnh kiệm vải. Sau khi bị phạt vì tội phô bày cơ thể, Green ngồi xe hơi thể thao, diện váy cưới và trang điểm lộng lẫy khi đến trình diện tại Sở cảnh sát Gangnam, Seoul và quay clip, chụp nhiều ảnh check-in.
Tháng 12/2020, khi tên tội phạm hiếp dâm khét tiếng Jo Doo Soon được mãn hạn tù, hàng trăm YouTuber đã kéo đến nhà Jo livestream, chụp ảnh. Sau khi đạt được mục đích, nhóm này rời đi, để lại con phố vốn yên tĩnh bị đảo lộn và người dân khu phố bức xúc.
Sau đại dịch, nhiều khách hàng chán ngấy thời gian phải giải trí trên màn hình và tìm đến mua sách ở cửa hàng theo cách truyền thống. Với cửa hàng mới, không gian sẽ được phân chia, có khu vực đọc sách và nơi bán nước giải khát, cà phê. Riêng tại Mỹ, trong năm qua, hơn 300 hiệu sách độc lập mới mọc lên khắp cả nước, trong một sự hồi sinh đáng ngạc nhiên và đáng hoan nghênh sau thời kỳ đầu suy thoái do đại dịch.