Ian Jack Miller, trước đây làm việc tại Zara Mỹ với tư cách cố vấn pháp lý, đã kiện công ty tội phân biệt đối xử vì anh đồng tính và có gốc Do Thái. Vụ kiện được tòa án New York nhận, nếu thua Zara sẽ phải trả khoản bồi thường lên tới 40 triệu USD.
Ian đưa ra bằng chứng rằng Zara rất ưa chuộng Swastikas trong thiết kế - một biểu tượng Phật giáo nổi tiếng, ngoài ra còn có họa tiết rằn ri. Anh cho biết công ty luôn ưu tiên nhân viên “người Tây Ban Nha và theo Thiên Chúa giáo”.
So với mức doanh thu hàng tỷ USD của Zara có thể khoản phí bồi thường 40 triệu USD có thể không đáng là bao nhưng vụ kiện sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh mà thương hiệu này mất công gây dựng. |
Theo lời Ian, trong thời gian làm việc tại Zara Mỹ từ tháng 1/2008 đến tháng 3/2015, anh đã nhiều lần nhận được email chế giễu về giới tính và nguồn gốc của mình, trong khi những nhân viên Tây Ban Nha luôn được ưu ái và nhận lương cao bất kể khả năng.
Tháng 3 năm nay, anh đã gửi thư lên cấp trên chia sẻ về bất công phải chịu và mong đợi giải pháp từ công ty, nhưng anh bị cho thôi việc ngay hôm sau. Ian còn cáo buộc Zara đã gây ảnh hưởng để các nhãn hiệu thời trang khác không thuê anh.
Người phát ngôn của Zara tại Mỹ đã có lời phản pháo: “Zara là một công ty đa văn hóa, chúng tôi đề cao sự công bằng và tôn trọng tất cả mọi người. Cáo buộc được đưa ra là hoàn toàn vô căn cứ, công ty sẽ không ngại đối đầu với nguyên đơn tại tòa án để làm rõ trắng đen”.
Ngoài những vấn đề pháp lý và khoản bồi thường có thể lên tới 40 triệu USD, hãng thời trang Tây Ban Nha còn phải chịu sự ghẻ lạnh từ người tiêu dùng. Doanh số bán hàng sau khi bị khởi kiện của hãng có sự sụt giảm gây ảnh hưởng một phần tới giá trị trên sàn chứng khoán của Zara.
2 mẫu thiết kế từng bị tẩy chay của Zara. |
Đây cũng không phải là lần đầu tiên hãng thời trang bình dân hàng đầu thế giới bị tẩy chay khi trước đó hãng phải thu hồi và gửi lời xin lỗi tới khách hàng vì những mẫu thiết kế gợi nhớ đồng phục Đức quốc xã và phân biệt chủng tộc.