Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 bộ phim kinh điển ế vé khi ra mắt

Doanh thu chưa chắc là thước đo đúng đắn đối với các tác phẩm kinh điển. Một số bộ phim sáng giá nhất Hollywood từng gặp thất bại về tài chính và cần thời gian để được công nhận.

The Wizard of Oz (1939): Năm 2014 đánh dấu tác phẩm kinh điển The Wizard of Oz tròn 75 tuổi. Nhưng trong lần đầu tiên ra mắt, nhân vật Dorothy không thể lôi kéo được khán giả song hành cùng cô bé, và bộ phim chỉ thu về được khoảng <abbr class=3 triệu USD so với kinh phí sản xuất là 2,7 triệu. Trong thời kì đó, kinh phí như vậy là rất lớn nên The Wizard of Oz không thể được coi là một thành công. Cuối cùng, bộ phim khiến cho hãng MGM lỗ khoảng 1,1 triệu USD. Nhưng nhờ việc được tái phát hành và trình chiếu trên truyền hình hàng năm, The Wizard of Oz trở thành tác phẩm được nhiều thế hệ khán ưa thích." />

The Wizard of Oz (1939): Năm 2014 đánh dấu tác phẩm kinh điển The Wizard of Oz tròn 75 tuổi. Nhưng trong lần đầu tiên ra mắt, nhân vật Dorothy không thể lôi kéo được khán giả song hành cùng cô bé, và bộ phim chỉ thu về được khoảng 3 triệu USD so với kinh phí sản xuất là 2,7 triệu. Trong thời kì đó, kinh phí như vậy là rất lớn nên nếu cộng thêm chi phí marketing, The Wizard of Oz khiến cho hãng MGM lỗ mất khoảng 1,1 triệu USD. Nhưng nhờ việc được tái phát hành và trình chiếu trên truyền hình hàng năm, The Wizard of Oz trở thành tác phẩm được nhiều thế hệ khán ưa thích.

Citizen Kane (1941): Được nhiều nhà phê bình đánh giá là tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất mọi thời đại, Citizen Kane chỉ thu về khoảng 1,5 triệu USD khi mới được trình chiếu. Một trong những lý do khiến bộ phim thất bại khi đó là do sự căm ghét đến từ ông trùm tư bản ngành báo chí William Randolph Hearst. Nội dung phim dựa trên nhiều chi tiết có thật về cuộc đời Hearst, và ông ghét nó đến độ cấm các tờ báo ông sở hữu nhắc đến bộ phim dưới bất kì hình thức nào.

It's a Wonderful Life (1946): Khi được trình chiếu vào năm 1946, It's a Wonderful Life chỉ thu về được 3,1 triệu USD và đẩy công ty sản xuất của đạo diễn Frank Capra đến bờ vực phá sản. Hiệu lực bản quyền của bộ phim hết hạn vào năm 1974 và nó trở thành tài sản công. Các đài truyền hình nhận chiếu It’s a Wonderful Life miễn phí vào mỗi dịp Lễ Giáng Sinh và tác phẩm dần dà được công chúng cực kỳ mến mộ.

Vertigo (1958): Cũng được đánh giá là một trong những tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất mọi thời đại, Vertigo của đạo diễn Alfred Hitchcock chỉ thu được 7,3 triệu USD từ các phòng vé. So với thành công của Psycho trước đó thì Vertigo bị coi là một thất bại tại thời điểm ra mắt. Mãi đến khi được các nhà nghiên cứu lịch sử điện ảnh đưa ra so sánh và đánh giá lại, Vertigo mới có được sự coi trọng như ngày nay.

Blade Runner (1982): Blade Runner không gặp may khi ra mắt cùng tuần với E.T. the Extra-Terrestrial, bộ phim đạt doanh thu cao nhất năm 1982. Các vấn đề trong khâu sản xuất (như phần lồng tiếng của Harrison Ford buộc phải thu lại) gây tổn hại đến bộ phim, khiến kinh phí sản xuất lên tới 28 triệu USD trong khi Blade Runner chỉ thu được gần 33 triệu USD tại phòng vé. Nhưng qua thời gian, bộ phim tiếp tục đem về doanh thu qua nhiều phiên bản tái phát hành và phần tiếp theo của Blade Runner vẫn được các nhà sản xuất ấp ủ bấy lâu nay.

The Shawshank Redemption (1994): Mỗi khi The Shawshank Redemption được phát sóng trên truyền hình, khán giả khó lòng có thể chuyển sang kênh khác. Nhưng khi mới ra mắt, bộ phim gần như bị lãng quên. Đối đầu với những tác phẩm tuyệt vời khác trong năm 1994 như Forrest Gump hay Pulp Fiction, bộ phim bị thua kém về mặt doanh thu phòng vé khi chỉ thu về vỏn vẹn 25 triệu USD. Nhưng thời gian đã chứng minh được sức sống và sự vĩ đại của tác phẩm này. Hiện The Shawshank Redemption đang dẫn đầu danh sách 250 bộ phim hay nhất mọi thời đại của trang tổng hợp IMDB, trên cả The Godfather hay Pulp Fiction.

The Big Lebowski (1998): Với kinh phí 15 triệu USD và được phát hành trong thời kỳ Titanic đang gặt hái thành công, The Big Lebowski chỉ thu được 5,5 triệu USD trong tuần chiếu đầu tiên. Tạp chí Variety cho rằng bộ phim “rỗng tuếch và không gây được tiếng vang”. Ngược lại, nhà phê bình kỳ cựu Roger Ebert lại cảm thấy tác phẩm đến từ anh em đạo diễn Coen hấp dẫn một cách kì lạ. Dần dà, doanh thu chiếu rạp của bộ phim cũng chạm mốc 17 triệu USD. Nhưng phải nhiều năm sau, người hâm mộ The Big Lebowski mới tận dụng Internet và mạng xã hội để biến bộ phim trở thành một tượng đài, với lễ hội Lebowski Fest thường niên được khởi nguồn từ năm 2002.

Office Space (1999): Office Space khắc họa rõ nét đời sống công sở, nhưng lại không chinh phục được phòng vé. Sau nhiều bài bình luận yếu kém và một chiến dịch quảng bá nghèo nàn, bộ phim chỉ thu về 10,8 triệu USD tại các phòng vé. Bản thân đạo diễn Mike Judge của bộ phim cũng thừa nhận Office Space là một bộ phim khó ăn khách. Ông chua chát trả lời Entertainment Weekly rằng: “Nó không giống như American Pie. Office Space không chiếu cảnh người ta bị đập vào đầu bằng xoong chảo. Bộ phim rất tinh quái, mà tinh quái thì khó ăn khách lắm”. Dần dà, Office Space cũng có được vị trí xứng đáng nhờ bản DVD đạt số lượng thuê rất lớn và sau đó lọt vào top 5 những tác phẩm hài xuất sắc nhất trong vòng 25 năm qua do tạp chí Entertainment Weekly bình chọn vào năm 2008.

Fight Club (1999): Khi Fight Club ra mắt khán giả năm 1999, bộ phim không chỉ có doanh thu thuộc dạng trung bình (37 triệu USD tại Bắc Mỹ), mà thậm chí còn phải nhận nhiều ý kiến trái chiều. Trang Entertainment Weekly cho bộ phim điểm D, gọi Fight Club là một tác phẩm “gây sốc ngớ ngẩn và bạo lực”. Hay như người dẫn chương trình Rosie O’Donnell ghét bộ phim đến nỗi bà khuyên khán giả hãy tránh xa Fight Club bằng mọi giá, đồng thời tiết lộ luôn chi tiết bất ngờ nhất của bộ phim trên sóng truyền hình quốc gia vào ngày nó được công chiếu tại Mỹ. Đến khi Fight Club phát hành bản DVD thì bộ phim mới bắt đầu được đón nhận và mở rộng phạm vi khán giả qua nhiều thế hệ.

Donnie Darko (2001): Bộ phim là bệ phóng cho sự nghiệp của tài tử Jake Gyllenhaal nhưng gặp thất bại không tưởng khi mới ra rạp. Là một tác phẩm độc lập với kinh phí khoảng 6 triệu USD, doanh thu ban đầu của Donnie Darko chưa được nổi… 2% số vốn. Bộ phim thậm chí còn không được phát hành trên bình diện quốc tế. Sau khi bản DVD của phim được phát hành trong năm 2002, Donnie Darko được dùng để chiếu đêm trong vòng hai năm tại rạp New York’s Pioneer Theater và thu về được 1,2 triệu USD. Cuối cùng, Donnie Darko trở thành tác phẩm kinh điển đối với một bộ phận người hâm mộ, đủ để nhà sản xuất quyết định phát hành bản dựng của đạo diễn và giúp khán giả có những so sánh với bản nguyên gốc.

Tuấn Lương (tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm