Đời sống
Cộng đồng mạng
10 cách giúp bạn không cả nể, khéo léo nói lời từ chối
- Thứ bảy, 12/5/2018 09:28 (GMT+7)
- 09:28 12/5/2018
Dù có thể tránh xung đột, sợ nói câu từ chối chỉ gây ra khó chịu và ép buộc chúng ta làm những việc không mong muốn.
|
1. Cố gắng hiểu mục đích câu từ chối: Trước khi xây dựng mối quan hệ với người khác, bạn nên hiểu điều gì là quan trọng và điều gì thì không. Để thực hiện việc này, hãy lập danh sách những người, sự vật và sự kiện bạn muốn dành thời gian của mình. |
|
2. Đưa ra giải pháp: Cách dễ nhất để từ chối lời đề nghị là đưa cho người khác phương án giải quyết. Khi ấy, bạn vẫn là người hữu dụng mà lại không phải làm gì cả. |
|
3. Thể hiện sự thông cảm: Dù không thể giúp đỡ người khác, bạn cũng nên cho họ biết rằng bạn thông cảm với tình huống của họ. Điều đó sẽ khiến họ cảm thấy tốt hơn và câu từ chối cũng trở nên dễ chấp nhận. |
|
4. Từ chối lời đề nghị thay vì đối tượng: Đừng lo lắng rằng việc từ chối của bạn sẽ xúc phạm đến người khác vì bạn đang cố giữ mối quan hệ với họ. Bạn nên kiên quyết nói "Không" bởi người khác sẽ hiểu bạn thực sự không thể giúp đỡ.
|
|
5. Giải thích lý do: Bạn không nên đưa ra lời giải thích dài và chi tiết, chỉ cần nói về hoàn cảnh tại sao bạn từ chối giúp đỡ. Có thể bạn đang vội vã, quá mệt mỏi, hoặc vì một số lý do khác. |
|
6. Luyện tập nói "Không": Kỹ năng sẽ mãi là lý thuyết nếu bạn không luyện tập. Lựa chọn những tình huống đơn giản để tập nói "Không" sẽ giúp bạn tự tin hơn khi mở lời trong tương lai. |
|
7. Thêm lời khen vào câu từ chối: Bạn hoàn toàn có thể biến câu nói "Không" thành lời khen cho người đề nghị. Ví dụ: "Cảm ơn vì đã nhớ đến tôi", "Tôi đánh giá cao việc bạn đã hỏi tôi trước", hoặc chúc may mắn cũng là gợi ý tuyệt vời. |
|
8. Sẵn sàng với lựa chọn của bản thân: Chúng ta thường ngại từ chối vì sợ đánh mất cơ hội thú vị. Khi đó, bạn nên đưa ra lựa chọn khác để giảm bớt tính chất phản đối của câu nói. |
|
9. Kiên quyết khi bị nài nỉ: Một số người sẽ không muốn bỏ cuộc khi chưa có được sự đồng ý. Tình huống này thông thường xảy ra với người thân. Khi đó, việc bạn nên làm là lặp lại câu trả lời, thay vì mủi lòng buông xuôi. |
|
10. Không kéo dài thời gian trả lời: Ỡm ờ chỉ càng khiến câu từ chối của bạn trở nên khó nghe. Trong mối quan hệ dài hạn, từ chối thẳng thừng, rõ ràng sẽ lịch sự hơn nhiều. |
Thu Trà
Tranh: Bright Side
cách từ chối lời mời
Brightside
bí quyết từ chối
làm sao để nói không
cách nói lời từ chối
tránh cả nể