Những hạt mụn đầu đen ở vùng mũi không chỉ mang lại cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình của bạn. Nếu không được xử lý tốt, mụn có thể lan sang các vùng khác trên khuôn mặt cũng như dễ để lại sẹo thâm, làm to lỗ chân lông, khiến da mau bị lão hóa …
Khi bị mụn đầu đen, bên cạnh việc thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng mũi, bạn nên tránh dùng tay nặn vì sẽ làm cho tình trạng mụn thêm tồi tệ, dễ gây viêm nhiễm da. Thay vào đó, cần áp dụng các biện pháp xử lý mụn đúng cách từ thuốc đặc trị, hoặc bằng các phương pháp làm đẹp dân gian từ những nguyên liệu có sẵn ngay trong nhà bạn.
1. Kem đánh răng
Kem đánh răng chứa nhiều chất giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn và làm lành hư tổn trên da do mụn gây ra như thành phần sodium pyrophosphate có tác dụng loại bỏ canxi dư thừa là 1 trong những tác nhân gây mụn, silica chống lại vi khuẩn gây mụn và mau làm lành vết thương, baking soda giảm lượng dầu trên da vốn là nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá …
Vì vậy muốn trị mụn đầu đen ở mũi với kem đánh răng, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng kem đánh răng lên khu vực này và để khô trong vòng 25 phút rồi rửa sạch. Nên thực hiện 2 lần/ngày trong 2 tuần, bạn sẽ ngạc nhiên vì có thể nhanh chóng giã từ các hạt mụn đầu đen xấu xí trên cánh mũi.
2. Cà chua
Do có đặc tính sát trùng tự nhiên nên cà chua tươi còn được xem là loại quả hỗ trợ tiêu diệt mụn rất hiệu quả. Lột vỏ, nghiền nát cà chua rồi đắp lên mũi vào buổi tối trước khi đi ngủ. Để tránh rơi vãi vụn cà chua, bạn nên áp thêm 1 chiếc khăn giấy mỏng lên mũi và để qua đêm. Rửa sạch mặt vào sáng hôm sau bằng nước ấm.
3. Chanh
Chanh cũng là một trong những loại quả tự nhiên có đặc tính diệt mụn, giảm thâm tốt vì chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa. Ngoài ra axit tự nhiên trong chanh sẽ ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn gây nên mụn trứng cá. Nước chanh cũng có tác dụng làm sạch lỗ chân lông bị tắc nghẽn, giảm tình trạng tấy đỏ, giúp bề mặt da mịn màng và sáng tự nhiên.
Để loại bỏ mụn đầu đen ở mũi, bạn có thể áp dụng 3 phương pháp làm đẹp dễ làm từ chanh như sau:
- Rửa sạch mặt bằng nước ấm trước khi thoa hỗn hợp gồm nước cốt 1 quả chanh với ít muối lên mũi. Để khoảng 20 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
- Trộn 3 muỗng canh sữa chua với 2 muỗng canh bột yến mạch, 1 muỗng cà phê dầu ô liu và 1 muỗng canh nước cốt chanh. Khuấy đều hỗn hợp và thoa lên vùng mũi, chờ khoảng 5 -7 phút trước khi rửa sạch bằng nước lạnh.
- Trộn đều hỗn hợp nước cốt chanh, bột quế rồi bôi lên vùng mũi và để qua đêm. Tương tự như nước chanh, bột quế có tác dụng diệt khuẩn, giúp thu nhỏ lỗ chân lông, tẩy tế bào chết… Vì vậy sau khi rửa sạch mặt vào sáng hôm sau bạn sẽ thấy rõ hiệu quả trị mụn đầu đen lẫn giúp da vùng mũi mịn màng, tươi sáng hơn.
4. Bột ngô
Trộn bột ngô và giấm với tỷ lệ 3 phần bột ngô, 1 phần giấm thành bột nhão. Đắp hỗn hợp này lên vùng mũi khoảng 15 – 30 phút. Sau thời gian này, hỗn hợp sẽ khô thành dạng giấy mỏng và bạn chỉ cần nhẹ nhàng gỡ ra khỏi mũi rồi rửa sạch bằng nước ấm. Nếu sợ đau, bạn nên dùng khăn thấm nước ấm để rửa sạch hỗn hợp.
5. Bột yến mạch
Không chỉ là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bột yến mạch còn chứa thành phần avenanthramides giúp xoa dịu và giảm viêm da do mụn. Cùng với vitamin nhóm B và các loại khoáng chất khác, yến mạch có tác dụng tẩy tế bào chết, làm sạch da hiệu quả.
Để dùng loại ngũ cốc đa công dụng này trị mụn đầu đen, bạn chỉ cần trộn bột yến mạch và nước hoa hồng làm thành bột nhão và dùng tay phết đều lên vùng mũi, có thể lên toàn bộ khuôn mặt. Sau khoảng 15 phút rửa sạch với nước lạnh để cảm nhận vùng da tại khu vực này đã trở nên mịn màng, tươi sáng hơn. Áp dụng thường xuyên vài lần một tuần để mau chóng loại bỏ mụn đầu đen trên mũi.
6. Hỗn hợp nước gạo xay
Giàu vitamin B và các chất khoáng đồng, sắt …, hỗn hợp nước và gạo xay sẽ giúp bạn trị mụn hiệu quả, đồng thời hỗ trợ quá trình tái tạo da, giảm thâm nám và viêm tấy. Chế biến dung dịch trị mụn với gạo bằng cách ngâm gạo trong sữa tươi hoặc nước lạnh khoảng 5 giờ, sau đó cho vào máy xay đến khi gạo, nước hoặc sữa hòa thành một hỗn hợp đặc quánh. Dùng dung dịch này thoa lên vùng mũi. Để khô rồi gỡ nhẹ lớp mặt nạ ra khỏi mũi, rửa sạch với nước.
7. Khoai tây
Cắt khoai tây thành lát mỏng hoặc ép lấy nước, chà xát trực tiếp lên vùng bị mụn đầu đen trong vòng 15 phút rồi rửa thật sạch. Các loại vitamin B1, B2, C …dồi dào trong khoai tây kháng viêm, giảm sưng tấy, hỗ trợ trị mụn và phục hồi các hư tổn trên da do mụn để lại.
8. Lá rau mùi
Lượng tinh dầu trong rau mùi giúp làm sạch sâu các lỗ chân lông, loại bỏ nhân mụn và ngăn chặn tuyến bã nhờn phát triển, từ đó hạn chế sự xuất hiện của mụn trên mũi. Để làm mặt nạ bằng là rau mùi, bạn cần chọn 1 nắm rau mùi tươi, không dập nát, xay nhuyễn với nước và trộn dung dịch này với 1 thìa cà phê bột nghệ, đắp lên mũi. Để khoảng 15 phút rồi rửa lại thật sạch. Thực hiện mỗi ngày các loại mụn đầu đen sẽ nhanh chóng bị đánh bay.
Dùng nước ép rau mùi hòa với nước cốt chanh tỉ lệ bằng nhau, bôi đều dung dịch lên mũi hoặc vùng da bị mụn trong khoảng 5 – 10 phút rồi rửa lại thật sạch cũng cho tác dụng tương tự. Nếu thực hiện thường xuyên, bên cạnh tác dụng trị mụn, bạn cũng sẽ thấy làn da vùng mũi và trên khuôn mặt mịn màng, trắng hồng lên trông thấy.
9. Mật ong
Các thành phần kháng khuẩn mạnh mẽ trong mật ong sẽ giúp bạn nhanh chóng đánh bay những nốt mụn đầu đen, mụn trứng cá đáng ghét trên mũi và mặt. Cách dùng mật ong trị mụn đơn giản nhất là thoa mật ong nguyên chất nhẹ nhàng lên khu vực mũi và những vùng bị mụn, để trong khoảng 15 phút rồi rửa lại thật sạch. Hoặc pha 1 muỗng cà phê mật ong với 1 muỗng cà phê nước ép nha đam, phết lên vùng mũi bị mụn đầu đen, để khô trong 15 phút và rửa sạch bằng nước ấm.
10. Baking Soda
Chà hỗn hợp baking soda và nước với tỷ lệ bằng nhau lên mũi hoặc các vùng khác trên cơ thể bị mụn đầu đen. Để khô trong 15 phút và rửa sạch bằng nước ấm. Thực hiện nhiều lần trong tuần cũng cho công dụng trị mụn bất ngờ và hiệu quả.