1. "Con bạn là một nghệ sĩ hay nhạc sĩ thiên tài phải không? Cháu có những khả năng đặc biệt nào vậy?"
Chúng ta đều đã xem phim “Rain Man” và biết về những tố chất phi thường của những nghệ sĩ và nhạc sĩ thiên tài đều có thể thấy được ở một số người bị tự kỷ. Tuy nhiên, không phải trẻ tự kỷ nào cũng mang những tố chất này. Trên thực tế, chỉ khoảng 10% trong số họ là mang những tố chất của một thiên tài.
2. "Nhìn con bạn không giống trẻ tự kỷ chút nào. Bé trông rất bình thường mà"
Mặc dù người nói có thể coi đây là một câu nói an ủi nhưng hầu hết cha mẹ có con tự kỷ đều không nghĩ như vậy. Hơn nữa, trong thế giới của trẻ tự kỷ, từ “bình thường” thường được hiểu là “đặc biệt” hay “siêu đặc biệt”.
Ảnh minh họa. |
3. "Chúa sẽ không khiến bạn rơi vào bế tắc hay Mọi thứ xảy ra vì những gì tốt đẹp nhất"
Đừng nói những ngôn từ sáo rỗng như vậy. Trừ khi bạn là cha mẹ có con bị tự kỷ, bạn mới thực sự hiểu được tình trạng này ở mức độ nào. Những câu nói như vậy dường như thu hẹp kinh nghiệm của các bậc phụ huynh khi ngụ ý rằng, tình trạng này đáng lẽ họ có thể kiểm soát được. Ngoài ra, khi nghe câu nói này, hầu hết cha mẹ có con mới được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ đều cảm thấy điều đó không phải là “tốt nhất”.
Thay vào đó, bạn có thể nói những câu đại loại như “Tôi có thể giúp gì bạn không? hay Tôi sẵn sàng lắng nghe bạn chia sẻ”.
4. "Tôi thực sự biết những gì bạn đang phải trải qua. Em gái hàng xóm một người bạn của anh họ tôi cũng có một đứa con bị tự kỷ."
Con người thường muốn bày tỏ sự cảm thông với gia đình có con bị tự kỷ. Tuy nhiên, sẽ không phù hợp khi nói rằng, bạn “thực sự” biết những gì mà họ đang trải qua nếu bạn không có con mắc chứng bệnh này.
5. Những đứa trẻ còn lại có bị tự kỷ hay không?
Mặc dù nghiên cứ chỉ ra rằng, trường hợp các anh chị em ruột cùng mắc chứng tự kỷ là khá cao nhưng chúng ta cũng không nên đặt ra những câu hỏi như vậy. Đối với nhiều bậc phụ huynh, việc nói con họ bị tử kỷ thường khiến mọi người chỉ mặc định đến chứng tự kỷ của đứa trẻ đó mà thôi.
6. "Tại sao bạn không thử cách điều trị đặc biệt này cho cháu mà tôi đã xem trên ti vi? Hay cách điều trị mới nhất và hiệu quả nhất được đăng trên tờ báo đó?"
Xin đừng đưa ra những lời khuyên như vậy, đặc biệt là nếu đây là phương pháp điều trị mới hay chưa được thử nghiệm với người bị tự kỷ. Các bậc cha mẹ thường đã xem xét mọi biện pháp để xác định cách nào là phù hợp cho con của họ.
7. “Bạn không nghĩ rằng đã điều trị đủ cho cháu sao? Hãy để cháu tự phát triển” hay “Hãy chấp nhận con người cháu như vậy. Tại sao bạn lại cố thử mọi cách để thay đổi cháu?”
Trẻ nhỏ không thể tự nhiên thoát khỏi căn bệnh tự kỷ. Các bậc phụ huynh chấp nhận con của họ bị tự kỷ nhưng giống như các bậc cha mẹ khác, họ muốn đem đến cho con mọi cơ hội có thể. Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc can thiệp sớm hay sử dụng các biện pháp điều trị liên tục trong cuộc sống của trẻ tự kỷ là rất quan trọng. Thay vào đó, bạn có thể hỏi thăm những câu như “Bạn đang điều trị cho con bằng phương pháp nào vậy?” hay “Con bạn đang học ở trường nào thế?”
8. “Thật là gánh nặng khi phải lái xe đưa lũ trẻ nhà tôi đi đá bóng hay đến lớp học balle mỗi ngày!” hay “Lũ trẻ nhà tôi nói nhiều đến mức tôi muốn phát điên vì chúng”
Xin đừng phàn nàn về những điều rất đỗi bình thường của những đứa trẻ bình thường như vậy, ít nhất là trước mặt những người cha, người mẹ có con tự kỷ. Hầu hết bố mẹ có con tự kỷ đều mong muốn được đưa con đi đá bóng hay múa balle. Bạn nên nhạy cảm hơn về những nhu cầu của họ.
9. “Bạn nên dành thời gian cho bản thân và thư giãn. Hãy thử đi massage?”
Cuộc sống thực sự trở nên khó khăn đối với các ông bố, bà mẹ sau khi con của họ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ.
10. “Nguyên nhân khiến con bạn bị tự kỷ?”
Chia sẻ về nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm và người ta vẫn chưa đưa ra bất kỳ nguyên nhân cụ thể nào. Có nhiều giả thiết được đặt ra về nguyên nhân của chứng bệnh này, bao gồm di truyền hoặc yếu tố môi trường...