Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 câu nói giúp phụ huynh đối phó trẻ không nghe lời

Con bướng bỉnh là thách thức lớn đối với tất cả phụ huynh. Đôi khi, họ có thể khiến trẻ nghe lời bằng những câu đơn giản.

tre khong nghe loi anh 1

1. Con ăn giỏi lắm: Trong trường hợp trẻ không chịu ăn, cha mẹ ép buộc cũng không ích gì. Thay vào đó, họ có thể khuyến khích con tự ăn uống bằng cách nói những câu kiểu mẹ tự hào vì con ăn giỏi, đừng chê bai con kén chọn. Ảnh: Today's Parents.

tre khong nghe loi anh 2

2. Con muốn tự làm hay cần mẹ giúp?: Khi con không chịu dọn phòng, phụ huynh có thể thấy bực tức. Nhưng những câu ra lệnh như "dọn ngay lập tức!", "mẹ bảo con dọn rất nhiều lần rồi!" hầu như không thúc đẩy trẻ. Thay vào đó, người lớn nên cho trẻ quyền lựa chọn giữa việc tự làm hay cần người hỗ trợ. Ảnh: Brightside.

tre khong nghe loi anh 3

3. Con muốn đi luôn hay chờ thêm 10 phút nữa?: Đôi khi, trẻ rất bướng bỉnh. Chúng có thể không muốn mặc quần áo hay cố nán lại nhà dù bố mẹ sắp muộn làm. Những lúc này, nhiều người nóng vội thúc giục và cáu gắt vì con vẫn không chịu đi. Thực ra, việc đưa ra câu hỏi mang tính lựa chọn sẽ có tác dụng hơn nhiều. Ảnh: Brightside.

tre khong nghe loi anh 4

4. Biểu hiện của con cho thấy con quá mệt, không đủ sức đi chơi hôm nay: Hành vi của trẻ nói lên nhiều điều về mong muốn, cảm nhận của chúng. Có thể, con không biết nói thẳng mình mệt, chán mà chọn cách khóc la, không chịu lắng nghe hoặc ném đồ chơi. Vì thế, nếu thấy con từ chối nghe, giao tiếp, cha mẹ nên trò chuyện, cho trẻ biết họ nhận tín hiệu gì từ ngôn ngữ cơ thể con. Ảnh: Respectful Parent.

tre khong nghe loi anh 5

5. Con cho món đồ chơi này vào danh sách quà muốn nhận dịp sinh nhật nhé: Trong trường hợp con thực sự thích và muốn mua đồ chơi, phụ huynh lại hết tiền, họ nên nhẹ nhàng khuyên con mua vào dịp khác. Lời từ chối thẳng thừng kiểu "không, đủ rồi" thậm chí làm tổn thương cả người lớn, đừng nói những đứa trẻ mong manh. Ảnh: Brightside.

tre khong nghe loi anh 6

6. Con có thể đặt nó vào bồn rửa hộ mẹ không?: Trẻ nghịch ngợm, thường ăn xong rồi bỏ lại đống bát đĩa bẩn trên bàn cho mẹ dọn dẹp. Trong trường hợp này, phụ huynh đừng chăm chăm nhấn mạnh mấy câu "con ngừng lại ngay", "đừng bao giờ làm vậy" hay "không được để đĩa bẩn trên bàn". Thay vào đó, họ có thể nhẹ nhàng yêu cầu con hỗ trợ. Ảnh: Brightside.

tre khong nghe loi anh 7

7. Cảm ơn con đã lắng nghe, con làm tốt lắm: Phụ huynh thường bực tức vì con không nghe lời và dùng nhiều cách để chúng trở nên ngoan ngoãn. Thực ra, khi trẻ ngoan rồi, cha mẹ đừng lờ hành vi tốt đẹp đó đi mà nên nói lời cảm ơn. Câu nói này giúp trẻ biết nghe lời hơn vào lần sau. Ảnh: Champion Christian Center.

tre khong nghe loi anh 8

8. Con đọc hộ mẹ cuốn sách đằng kia được không?: Khi thấy con chơi ở nơi nguy hiểm hoặc làm phiền đến công việc, phụ huynh có thể nói câu này để ngừng hành động của trẻ. Kiểu yêu cầu gián tiếp như vậy thường hiệu quả hơn các mệnh lệnh trực tiếp. Ảnh: Brightside.

tre khong nghe loi anh 9

9. Con đã tự hoàn thành mọi việc: Để khuyến khích tinh thần tự lập, lòng tự trọng của trẻ nhỏ, cha mẹ nên biết cách khen ngợi, cổ vũ những hành vi tốt, tự lập. Điều quan trọng không chỉ nằm ở câu nói mà ở cách họ phản ứng tích cực. Nó thúc đẩy trẻ trở nên tốt hơn. Ảnh: Brightside.

tre khong nghe loi anh 10

10. Bất kể điều gì, mẹ luôn yêu con, mẹ rất vui nếu con...: Cha mẹ cần thể hiện tình yêu với con thường xuyên. Thực tế, việc họ từ chối ôm, hôn khi trẻ phạm lỗi không cải thiện được tình hình, khiến trẻ ngoan hơn hay khuyến khích con biết nghe lời. Thay vào đó, phụ huynh nên ngồi xuống để chiều cao ngang hàng với trẻ và nói cho chúng hiểu cha mẹ yêu chúng biết nhường nào. Ảnh: Brightside.

10 câu nói cần tránh để không làm tổn thương trẻ

Kể cả khi có ý tốt, xuất phát từ tình yêu thương, mong muốn cháu tốt hơn của ông bà có thể khiến trẻ cảm thấy tổn thương, thất vọng.

Bách Linh

Bạn có thể quan tâm