Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phụ huynh nên dạy con 8 cách tránh xa người nói nhiều

Đôi khi, trẻ cảm thấy khó chịu vì phải đối mặt với người nói nhiều nhưng không biết cách giải quyết vấn đề. Cha mẹ cần dạy con phương pháp thoát khỏi tình huống đó.

8 cach tranh xa nguoi noi nhieu anh 1
1. Lịch sự lắng nghe: Bước đầu tiên là phải lắng nghe kiên nhẫn để hiểu người đối diện đang cố truyền đạt điều gì. Có thể, họ muốn thể hiện suy nghĩ quan trọng hoặc cần bày tỏ cảm xúc nào đó. Khi nghe hiểu, trẻ có thể hướng câu chuyện đúng mục đích. Ảnh: Brightside.
8 cach tranh xa nguoi noi nhieu anh 2
2. Chủ động hỏi trọng điểm: Người nói nhiều thường dễ lan man, chệch khỏi chủ đề chính vì kể quá nhiều chi tiết không liên quan. Do đó, trong giao tiếp, trẻ nên biết cách lên tiếng hỏi trọng điểm để kéo câu chuyện về đúng chủ đề, đồng thời không mất thời gian chịu đựng kiểu nói lê thê của người đối diện. Cách này cũng giúp họ hiểu cần tôn trọng thời gian của trẻ. Ảnh: Young Parents.
8 cach tranh xa nguoi noi nhieu anh 3
3. Xin phép ngắt lời: Phụ huynh cũng cần dạy con biện pháp khác khi những nỗ lực trên không hiệu quả. Lúc đó, trẻ cần quyết đoán hơn, lịch sự hỏi người đối diện xem có thể ngắt lời không. Một số người sẽ hiểu cuộc trò chuyện kéo dài quá lâu và chủ động dừng lại. Nhưng một số người khác có thể yêu cầu để họ nói xong. Lúc đó, trẻ không có lựa chọn nào khác ngoài tiếp tục nghe và cắt lời khi cần thiết. Ảnh: Brightside.
8 cach tranh xa nguoi noi nhieu anh 4
4. Lật ngược tình thế: Sau khi ngắt lời người nói quá nhiều, thay vì dừng hẳn, trẻ có thể lật ngược tình thế bằng cách tham gia nó bằng những câu nói vô thưởng vô phạt về chính bản thân mình. Việc trẻ nói nhiều có thể giúp người đối diện cảm nhận được cảm giác khó chịu khi phải đối mặt với người nói không ngừng. Ảnh: Stocksy.
8 cach tranh xa nguoi noi nhieu anh 5
5. Nói thẳng mình không có thời gian: Thỉnh thoảng, một số người không hiểu được ám chỉ. Do đó, cha mẹ nên dạy con trong một số trường hợp, con cần nói thẳng mình không có thời gian, hy vọng không bị làm phiền. Ảnh: Brightside.
8 cach tranh xa nguoi noi nhieu anh 6
6. Hẹn nói chuyện vào dịp khác: Khi không thể thoát khỏi cuộc trò chuyện, trẻ có thể khéo léo phàn nàn có quá ít thời gian rảnh, bài tập về nhà, lớp ngoại khóa quá nhiều. Để người đối diện chủ động dừng cuộc nói chuyện, trẻ nên chủ động hẹn họ nói chuyện tiếp vào lần sau: Ảnh: Parentmap. 
8 cach tranh xa nguoi noi nhieu anh 7
7. Thể hiện thái độ không thích: Tuy nhiên, cách xử lý khéo léo không phải lúc nào cũng hiệu quả. Một số người không quan tâm người xung quanh và không thể dừng luyên thuyên. Họ muốn kể chuyện của mình với bất cứ ai. Nếu đã thử các cách trên nhưng không được, trẻ nên thể hiện không thích tình huống hiện tại. Ảnh: Brightside.
8 cach tranh xa nguoi noi nhieu anh 8
8. Bỏ đi: Phương pháp này thô lỗ nhưng hiệu quả, đặc biệt khi người đối diện không chịu ngừng nói dù trẻ đã tìm cách ngắt lời hay tỏ thái độ không thích. Đây cũng là điều phụ huynh cần dạy con - con có cuộc đời riêng và những thứ con cần tập trung vào, không phải dành thời gian cho thứ vô bổ, khiến mình khó chịu. Ảnh: Brightside.

12 dấu hiệu của đứa trẻ chưa ngoan

Không phụ huynh nào muốn con hư hỏng. Nhưng nhiều khi, việc bố mẹ chiều chuộng, cho con quá nhiều thứ khiến trẻ khó trưởng thành.


Bách Linh

Bạn có thể quan tâm