Từ năm 2019 đến nay, Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) luôn đứng đầu trong bảng xếp hạng đại học châu Á do Times Higher Education (THE) bình chọn. Trong xếp hạng năm 2023, trường được đánh giá điểm tổng thể là 88,2. Trong đó, tiêu chí về nguồn thu từ hợp tác với doanh nghiệp được THE chấm điểm tối đa. Ảnh: CGTN. |
Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) xếp hạng 2 trong danh sách này suốt 4 năm liền. Dù chỉ xếp hạng 2, điểm đánh giá về chất lượng đào tạo của Đại học Bắc Kinh lại cao hơn Đại học Thanh Hoa, cụ thể là 91,5 điểm. Ngoài ra, trong xếp hạng đại học châu Á 2023, THE cũng đánh giá danh tiếng quốc tế của "Bắc Đại" cao hơn Thanh Hoa. Ảnh: Koubeikc. |
Đại học Quốc gia Singapore (Singapore) từng dẫn đầu trong xếp hạng đại học châu Á của THE suốt 3 năm liên tiếp, 2016-2018, và sau đó tụt hạng dần (hạng 2 vào năm 2019, hạng 3 vào các năm sau đó). Năm nay, trường được đánh giá 87,2 điểm tổng thể. Dù thứ hạng thấp hơn 2 đại diện của Trung Quốc, Đại học Quốc gia Singapore lại có điểm đánh giá về trích dẫn, danh tiếng quốc tế cao hơn, lần lượt là 90,2 và 94 điểm. Ảnh: NUS. |
Thứ hạng của Đại học Hong Kong (Hong Kong, Trung Quốc) không thay đổi trong suốt 6 năm qua, luôn giữ vị trí số 4 trong xếp hạng đại học châu Á của THE. Dù chỉ xếp hạng 4, Đại học Hong Kong lại có 2 tiêu chí được đánh giá cao hơn 3 trường tốp đầu là trích dẫn (92,4 điểm) và danh tiếng quốc tế (98,7 điểm). Ảnh: UHK. |
Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) cũng giữ nguyên vị trí số 5 trong suốt 3 năm liền. Trước đó, vào năm 2020, trường chỉ xếp hạng 6. Dù mới chỉ thành lập năm 1991, Đại học Công nghệ Nanyang luôn được đánh giá cao trong các bảng xếp hạng đại học khu vực và thế giới. Ngoài vị trí số 5 toàn châu Á, trường còn xếp vị trí 36 trong danh sách đại học hàng đầu thế giới của Times Higher Education. Ảnh: NTU. |
Đại học Trung văn Hương Cảng (Hong Kong, Trung Quốc) tăng một bậc so với năm 2022 và xếp ở vị trí số 6 trong danh sách do THE công bố. Các tiêu chí đánh giá về chất lượng giảng dạy, nghiên cứu của trường này không quá cao, nhưng phần trích dẫn lại có điểm đánh giá cao hơn hầu hết trường tốp trên, cụ thể là 95,7 điểm, chỉ thấp hơn Đại học Thanh Hoa. Ảnh: CUHK. |
Thứ hạng lên xuống thất thường là Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (Hong Kong, Trung Quốc). Năm 2023, trường xếp hạng 7, tăng 2 bậc so với năm 2022. Tuy nhiên, năm 2021, trường xếp hạng 8 và năm 2020 lại đứng ở vị trí số 10. Năm nay, trường được THE chấm 75,3 điểm tổng thể, trong đó, điểm danh tiếng quốc tế, nguồn thu từ hợp tác với doanh nghiệp khá cao, lần lượt là 97,7 và 95 điểm. Ảnh: HKUST Study Abroad. |
Đại học Tokyo (Nhật Bản) đang dần đánh mất vị trí trên xếp hạng đại học châu Á của Times Higher Education. So với năm 2022, trường tụt 2 bậc và chỉ đứng ở vị trí số 8 trong bảng xếp hạng năm nay. Dù được đánh giá cao ở chất lượng nghiên cứu và giảng dạy, Đại học Tokyo lại nhận mức đánh giá khá thấp về phần trích dẫn, danh tiếng quốc tế. Ảnh: Tokyo University. |
Thành lập năm 1905, Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) cung cấp hơn 70 chương trình về nghệ thuật, nhân văn và khoa học cho hơn 30.000 sinh viên, 15% trong số đó là sinh viên quốc tế. Năm nay, trường được THE chấm 73,4 điểm tổng thể, tăng một bậc và xếp ở vị trí số 9. Ảnh: Mapio. |
Đồng hạng 9 với Đại học Phúc Đán là Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc). Dù đồng hạng, tiêu chí về nguồn thu từ doanh nghiệp của Đại học Giao thông Thượng Hải lại cao hơn Đại học Phúc Đán. Trường đạt điểm tối đa ở tiêu chí này. Ngoài ra, trường được chấm 86,5 điểm ở phần nghiên cứu. APRU. |
Bạn đang cảm thấy mình đã quá tuổi để học?
Được học - câu chuyện về cô gái 17 mới được đến trường lần đầu và đã trở thành tiến sĩ ngành Sử học về sau - hơn cả một câu chuyện truyền cảm hứng về học tập. Đó là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, khi cô đánh mất gia đình mình với những lời cáo buộc nghiệt ngã. Đó là sự trưởng thành về nhận thức trước một thế giới rộng lớn hơn gấp nhiều lần những gì cô được nhồi nhét trước kia. Đó là một hành trình giáo dục mà không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Được học tại đây.