Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 dấu hiệu trẻ lớn lên với bố mẹ quá yêu bản thân

Theo Bright Side, nếu trẻ hay do dự, thường đổ lỗi cho bản thân và có lòng tự trọng thấp, đó có thể là dấu hiệu cho thấy chúng lớn lên với bố mẹ ái kỷ (chứng yêu bản thân thái quá).

sai lam nuoi day con anh 1

1. Trẻ luôn cảm thấy không đủ tốt: Những người ái kỷ cảm thấy mình quan trọng và giỏi hơn mọi người. Và họ cũng muốn con cái của họ trông thật lý tưởng để khiến họ trông tốt hơn trong mắt người khác. Điều này khiến trẻ bị cuốn vào một vòng luẩn quẩn cố gắng làm hài lòng cha mẹ, nhưng lại luôn cảm thấy mình chưa đạt được kỳ vọng. Sự so sánh không ngừng với một hình mẫu lý tưởng khiến trẻ tự ti và nghi ngờ bản thân. Ảnh: Freepik.

sai lam nuoi day con anh 2

2. Trẻ cố gắng chiều lòng người khác: Từ nhỏ đã quen với việc làm hài lòng cha mẹ, khi lớn hơn, trẻ sẽ hình thành thói quen đặt nhu cầu của người khác lên trên mình. Trẻ có thể cảm thấy sợ làm người khác khó chịu và cố gắng chiều họ theo mọi cách. Việc quá chú trọng đến cảm xúc của người khác khiến trẻ quên mất bản thân và dễ bị tổn thương. Ảnh: Freepik.

sai lam nuoi day con anh 3

3. Khó khăn khi tự lập: Cha mẹ ái kỷ thích kiểm soát con cái. Họ muốn con cái làm mọi thứ theo một cách nhất định vì họ tin rằng chỉ họ mới biết điều gì là đúng. Vì vậy, họ đưa ra tất cả quyết định thay con. Sự kiểm soát quá mức của cha mẹ khiến trẻ mất đi khả năng tự chủ, dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng cuộc sống độc lập. Ảnh: Freepik.

sai lam nuoi day con anh 4

4. Xuất hiện hành vi không lành mạnh: Khi không nhận được tình yêu từ cha mẹ, trẻ có thể tìm kiếm nó ở nơi khác. Cảm giác trống rỗng khiến chúng dễ sa vào những hành vi bù đắp không lành mạnh, như ăn uống vô độ hoặc mua sắm quá mức khi trưởng thành. Những thứ như vậy đóng vai trò thay thế cho tình yêu của cha mẹ và tạm thời khiến trẻ cảm thấy tốt hơn. Ảnh: Freepik.

sai lam nuoi day con anh 5

5. Trẻ có thể không biết mình là ai: Trẻ có thể không biết mình thích gì và cần gì hoặc thực sự muốn gì trong cuộc sống. Đó là bởi vì chúng bị cha mẹ ái kỷ ngăn cản không được khám phá bản thân, không thể là chính mình. Tự cha mẹ sẽ quyết định những gì trẻ cần phải làm. Ảnh: Freepik.

sai lam nuoi day con anh 6

6. Trẻ lo lắng thái quá: Trẻ có thể cảm thấy lo lắng ngay cả khi ở cạnh cha mẹ. Chúng phải đảm bảo rằng mình đang làm mọi thứ theo cách cha mẹ muốn, nếu không, trẻ có thể bị la mắng hoặc bị phạt. Sự lo lắng này có thể theo trẻ trong suốt quá trình trưởng thành, thậm chí trong cả những mối quan hệ khác. Ảnh: Freepik.

sai lam nuoi day con anh 7

7. Trẻ sợ bày tỏ ý kiến: Khi trẻ bày tỏ ý kiến khác với cha mẹ ái kỷ, chúng thường đối mặt với những phản ứng tiêu cực như sự tức giận và hình phạt. Ngoài ra, nếu trẻ không đồng ý với cha mẹ về điều gì đó hoặc cảm thấy khó chịu về cách họ đối xử, cha mẹ sẽ không chấp nhận điều đó, thậm chí ghẻ lạnh con cái. Những điều này khiến trẻ sợ hãi và dần dần học cách kìm nén suy nghĩ của mình, mất đi sự tự tin để đưa ra quyết định và bảo vệ quan điểm cá nhân. Ảnh: Pexels.

sai lam nuoi day con anh 8

8. Dễ liên tục tự trách mình: Cha mẹ ái kỷ thường sử dụng cảm giác tội lỗi để thao túng trẻ làm những gì họ muốn. Họ không cho phép con nói rằng họ đã làm sai. Vì vậy, họ có thể khiến trẻ cảm thấy tội lỗi về những gì con đã làm. Điều này khiến trẻ bị ám ảnh bởi việc làm hài lòng cha mẹ, đến mức chúng sẵn sàng đổ lỗi cho bản thân về mọi sai lầm, dù lớn hay nhỏ. Ảnh: Freepik.

sai lam nuoi day con anh 9

9. Khó khăn trong việc đặt ranh giới: Sự riêng tư và độc lập thường không nằm trong từ điển của cha mẹ ái kỷ. Họ kiểm soát mọi khía cạnh trong cuộc sống của con, dần dần khiến trẻ khó thiết lập ranh giới trong các mối quan hệ khác. Ảnh: Pexels.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

9 cách để cha mẹ trở thành hình mẫu của con

Theo Bright Side, luôn lạc quan về cuộc sống, trung thực, nhất quán... là những điều cha mẹ nên làm để trẻ nhìn vào và học theo.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm