1. Đề cao sự độc lập: Một số gia đình cho rằng trẻ sẽ thành công nếu chúng tin mình có thể làm bất cứ điều gì. Nhưng cha mẹ thông thái nhận thấy quan trọng hơn là trẻ nghĩ rằng nó có thể tự mình làm bất cứ điều gì. Nhờ tư duy này, trẻ sẽ biết rằng chúng không chỉ xuôi theo dòng mà còn định hình tương lai của mình. Ảnh: Freepik. |
2. Mọi thứ đều khó khăn trước khi trở nên dễ dàng: Để trở nên độc lập, những nỗ lực của trẻ em phải được công nhận và trân trọng. Nếu một đứa trẻ bắt đầu một sở thích mới ở bất kỳ độ tuổi nào, cha mẹ nên ủng hộ và khuyến khích chúng. Nếu điều gì đó không diễn ra tốt đẹp, cha mẹ thông thái sẽ động viên “Mọi sự khởi đầu đều khó khăn" thay vì khẳng định "Con không làm nổi đâu". Ảnh: Freepik. |
3. Niềm tin là phần thưởng tốt nhất: Không thưởng kẹo hay đồ chơi cho con, cha mẹ thông thái thưởng cho những nỗ lực của con bằng sự tin tưởng tuyệt đối. Nếu con được tin tưởng hoàn toàn để tự mình thực hiện một nhiệm vụ, đối với đứa trẻ, điều đó có nghĩa là chúng đang làm tốt. Ảnh: Freepik. |
4. Vẻ bề ngoài không phải là tất cả: Cha mẹ thông thái hiểu rằng sự phát triển bên trong của trẻ quan trọng hơn vẻ bề ngoài. Việc luôn giữ cho trẻ sạch sẽ và gọn gàng có thể tốn nhiều thời gian và công sức của cha mẹ, đồng thời có thể hạn chế sự tự do và khám phá của trẻ. Trong khi đó, bản thân trẻ em cũng thường không quan tâm quá nhiều đến ngoại hình. Cha mẹ nên chấp nhận sự bừa bộn và tự do của trẻ trong một mức độ nhất định. Ảnh: Freepik. |
5. Cho trẻ vận động đến hết năng lượng: Một số bậc phụ huynh có thể dành cả ngày chạy quanh và nhắc con rằng “Đừng leo lên đó!” “Đừng chạm vào cái này!” hoặc “Bình tĩnh lại!”. Tuy nhiên, thay vì cằn nhằn, cha mẹ thông thái cho rằng điều quan trọng là để trẻ con phát tiết hết năng lượng khi còn nhỏ. Bằng cách này, khi trưởng thành, chúng sẽ tự tin và kiên trì hơn trong mọi nỗ lực của mình. Ảnh: Freepik. |
6. Tự do trong giới hạn: Cha mẹ thông thái cho phép con nhiều thứ. Ngay cả một bức vẽ khác trên tường cũng được coi là dấu hiệu cho thấy một đứa trẻ có tiềm năng nghệ thuật. Tuy nhiên, có một ranh giới mà ngay cả những đứa trẻ như vậy cũng không thể vượt qua, đó là sự tôn trọng gia đình. Nếu tô kín bức tường, trẻ có thể chỉ bị nhắc nhẹ nhưng nếu xúc phạm cha mẹ hay người khác, trẻ sẽ bị phạt rất nặng. Ảnh: Freepik. |
7. Đề cao sự tự chủ của trẻ: Thay vì trừng phạt một đứa trẻ bằng cách lấy đi một thứ gì đó, tốt hơn hết là đặt ra các quy tắc và khen thưởng cho hành động đúng đắn. Nếu một đứa trẻ không sợ bị phạt, chúng sẽ học cách sửa chữa hành vi của mình để bản thân có lợi nhất. Ảnh: Freepik. |
8. Không có gì bị bỏ qua: Cha mẹ thông thái cho rằng bất kỳ thành tựu nào của trẻ, kể cả những việc tưởng vớ vẩn cũng cần được khen thưởng nhằm kích thích sự phát triển của chúng. Thậm chí khi nhận được một bức tranh vẽ nguệch ngoạc do con tăng, họ cũng thấy đó là bức tranh đẹp và sẵn sàng khoe với mọi người. Ảnh: Freepik. |
9. Chấp nhận sự bừa bộn: Cha mẹ thông thái không phiền lòng khi trẻ bày bừa, họ hiểu rằng trẻ con không thể giữ mọi thứ ngăn nắp như người lớn. Đó là lý do thay vì cằn nhằn về phòng ngủ bừa bộn, họ cho phép chúng sống theo cách chúng thấy thoải mái và dần dần giải thích tại sao sự gọn gàng là cần thiết. Ảnh: Freepik. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.