Các mảng màu vàng, đỏ hoặc nâu trên da: Theo Học viện Da liễu Mỹ, tình trạng da này thường bắt đầu như những mụn rắn nhỏ nhô lên trông giống như mụn nhọt. Khi tiến triển, những nốt mụn này biến thành những mảng da sưng tấy và cứng. Các mảng có thể có màu vàng, đỏ hoặc nâu. Bạn cũng cảm nhận đau và ngứa da, có thể nhìn thấy các mạch máu. Ảnh: Cheetsheet. |
Nhiều vùng da sẫm màu hơn, có cảm giác như nhung: Một mảng da mượt như nhung ở sau cổ, nách, bẹn hoặc những nơi khác có thể cảnh báo cơ thể có quá nhiều insulin trong máu. Đây thường là dấu hiệu của bệnh tiền tiểu đường. Ảnh: Timesnowhindi. |
Da dày, cứng: Khi bệnh tiểu đường phát triển trên các ngón tay, ngón chân hoặc cả hai, dẫn đến tình trạng xơ cứng ngón tay. Trên bàn tay, bạn sẽ nhận thấy làn da căng, như sáp ở mu bàn tay. Các ngón tay cứng và khó cử động. Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt trong nhiều năm, bạn có thể cảm thấy như có viên sỏi trong đầu ngón tay. Da cứng, dày có thể lan rộng ra cẳng tay, bắp tay, lưng trên, vai và cổ. Ảnh: Healthline. |
Các vết phồng rộp: Theo Healthshots, người mắc bệnh tiểu đường có thể xuất hiện mụn nước trên da của họ. Đó có thể là vết phồng rộp lớn, một nhóm mụn nước hoặc cả hai. Các mụn nước có xu hướng hình thành trên bàn tay, bàn chân, cẳng chân hoặc cẳng tay. Dấu hiệu này trông giống mụn nước xuất hiện sau khi bị bỏng nghiêm trọng nhưng không gây đau đớn. Ảnh: Healthgrades. |
Nhiễm trùng da: Những người mắc tiểu đường có xu hướng bị nhiễm trùng da. Các triệu chứng đặc trưng bao gồm da nóng, sưng tấy, đau đớn; phát ban ngứa và đôi khi có mụn nước li ti, da khô có vảy hoặc tiết dịch trắng giống pho mát. Nhiễm trùng có thể xảy ra trên bất kỳ vùng da nào của cơ thể, bao gồm giữa các ngón chân, xung quanh một hoặc nhiều móng tay và trên da đầu. Ảnh: Breathewellbeing. |
Vết loét và vết thương hở: Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến tuần hoàn kém và tổn thương thần kinh. Bạn có thể phát triển tình trạng này nếu mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát hoặc kiểm soát kém trong thời gian dài. Lưu thông kém và tổn thương dây thần kinh khiến cơ thể khó chữa lành vết thương, đặc biệt ở bàn chân. Những vết thương hở này được gọi là vết loét do tiểu đường. Ảnh: Medicalcenter. |
Các vết đốm: Những người bị bệnh tiểu đường thường gặp phải tình trạng đốm trên da, có thể tạo ra vết lõm. Nó thường hình thành trên ống chân. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bạn sẽ thấy những vết này xuất hiện trên cánh tay, đùi, thân mình hoặc các vùng khác trên cơ thể. Ảnh: Healthline. |
Da rất khô, ngứa: Nếu bị tiểu đường, bạn có nhiều khả năng bị khô da. Lượng đường trong máu cao là nguyên nhân gây ra điều này. Đặc biệt, nếu bạn bị biến chứng nhiễm trùng da hoặc tuần hoàn máu kém, những vấn đề này cũng có thể góp phần làm da khô và ngứa. Ảnh: Verywellhealth. |
Các mảng vảy hơi vàng trên và xung quanh mí mắt: Tình trạng này phát triển khi bạn có lượng mỡ cao trong máu. Nó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh tiểu đường đang không được kiểm soát tốt. Ảnh: Misskyra. |
Mụn thịt: Nhiều người xuất hiện các mụn thịt trên da, hay còn gọi là mụn cóc. Mặc dù vô hại, nhiều mụn thịt trên da có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có quá nhiều insulin trong máu hoặc bệnh tiểu đường type II. Những khối u này phổ biến nhất trên mí mắt, cổ, nách và bẹn. Ảnh: Aesthetics. |