Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 điều thú vị xoay quanh bom tấn ‘Thế giới khủng long’

“Jurassic World”, phần bốn của loạt “Công viên kỷ Jura” vừa ra rạp từ 12/6 và đang làm mưa làm gió tại các rạp chiếu phim trên toàn cầu.

‘Thế giới khủng long’ có thể thu 162 triệu USD sau ba ngày

“Jurassic World” nhiều khả năng sẽ trở thành bộ phim có thành tích ra mắt tốt nhất trong tháng 6 từ trước tới nay tại khu vực Bắc Mỹ.

Công viên Thế giới Khủng long trong Jurassic World được xây dựng từ chính khu giải trí do tỷ phú John Hammond khởi xướng trên hòn đảo Isla Nublar trong tập phim đầu tiên. Sau 22 năm kể từ sự cố kinh hoàng trong Jurassic Park (1993), lúc này con người không còn quá ngạc nhiên trước sự hồi sinh của loài khủng long nữa. Khi lượng du khách sụt giảm, chủ sở hữu mới của hòn đảo Isla Nublar quyết định tạo ra những loài khủng long lai để xoay chuyển tình thế.

Indominus Rex chính là một trong những loài khủng long lai đầu tiên. Nó cực kỳ thông minh, sẵn sàng giết chết bất cứ thứ gì di chuyển trước mặt. Đoàn làm phim Jurassic World tự tin cho rằng đây là loài khủng long đáng sợ nhất của cả loạt phim từ trước tới nay. Nhìn sơ qua, ngoại hình nó khá giống một con T-Rex, nhưng chất liệu xương cứng cáp hơn nhiều. Tiếng gầm của Indominus Rex ước tính lên tới 140- 60 db, sang ngang tiếng máy bay Boeing 747 cất cánh và hạ cánh.

Jurassic World không còn sự xuất hiện của bất cứ nhân vật chính nào từ các tập phim trước. Bộ đôi ngôi sao của bom tấn mới là Chris Pratt và Bryce Dallas Howard. Cả hai từng tham gia nhiều tác phẩm nổi tiếng được đánh giá cao như Guardians of The Galaxy (2014) hay The Help (2011).

Song, có một nhân vật phụ trở lại. Đó là tiến sĩ Henry Wu do BD Wong thủ vai, người từng xuất hiện trong Jurassic Park. Đất diễn của tài tử 54 tuổi trong Jurassic World thậm chí còn nhiều hơn tập phim đầu tiên và nhiều khả năng sẽ còn trở lại trong tương lai.

Có hơn 15 loài khủng long khác nhau góp mặt trong phim, xuất hiện từ mặt đất, trên không rồi xuống tận dưới nước. 

Trong các đoạn trailer, sự xuất hiện của một chú khủng long dưới nước ăn cá mập khiến khán giả phấn khích. Đó là Mosasaurus, một chủng thằn lằn biển ăn thịt khổng lồ, sở hữu ngoại hình hơi giống cá sấu cùng hàm răng dài sắc bén. Chúng xuất hiện trên trái đất khoảng 70 triệu năm về trước.

Nếu là người am hiểu kiến thức lịch sử và địa lý thì bạn sẽ không mấy hài lòng với cái tên Jurassic Park hay Jurassic World. Khủng long sống trong thời đại Trung Sinh (khoảng 252 đến 66 triệu năm) được chia thành ba thời kỳ: Trias, Jura và Phấn Trắng. Công viên trong phim luôn mang tên có chữ Jura, nhưng ở cả bốn tập phim lại đều có sự xuất hiện một số loài thuộc kỷ Phấn trắng như T-Rex hay Triceratops.

Đạo diễn Colin Trevorrow của Jurassic World là một người còn sở hữu rất ít kinh nghiệm trên trường quay. Trong quá khứ, ông mới chỉ thực hiện một bộ phim dài là tác phẩm độc lập Safety Not Guaranteed (2012) với kinh phí 750.000 USD. Song, chừng đó là đủ để ông thuyết phục Steven Spielberg giao cho mình ghế đạo diễn bom tấn khủng long cùng 150 triệu USD.

Đạo diễn Colin Trevorrow chia sẻ về trường đoạn mà ông tâm đắc nhất trong phim rằng: “Có một chiếc xe đặc biệt hình khối cầu cho phép bạn di chuyển tự do trong công viên với hàng chục loài khủng long vây quanh. Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong khối cầu đó rồi đột nhiên nó bị một con khủng long đập vỡ, kéo bạn lên cao y như một con mèo đang chơi đùa với quả bóng”.

T.L. (tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm