Ngoài cá voi nặng tới 200 tấn, nhiều loài động vật có trọng lượng lớn đang sinh sống khắp nơi trên thế giới.
Gấu Kodiak (816 kg): Gấu Kodiak là loài đặc hữu ở quần đảo Kodiak, Alaska, Mỹ. Trung bình gấu Kodiak đực trưởng thành cao hơn 3 m và nặng từ 680-816 kg. Gấu cái có kích thước nhỏ hơn 20-30% con đực. Gấu Kodiak là một trong những loài ăn tạp lớn nhất thế giới. Chế độ ăn uống của chúng bao gồm cá, cỏ và quả mọng. Kết thúc kỳ ngủ đông, gấu Kodiak sẽ tăng 50% trọng lượng.
Cá sấu (1,04 tấn): Cá sấu là loài bò sát lớn nhất thế giới. Cá sấu trưởng thành có chiều dài từ 1,8-7,6 m và trọng lượng hơn 1,04 tấn. Cá sấu có thể không cần thức ăn trong nhiều tháng. Chúng sử dụng năng lượng được lưu trữ dưới dạng chất béo. Cá sấu không đổ mồ hôi. Chúng há miệng để làm mát cơ thể. Hàm của loài vật này đủ mạnh để bẻ gãy xương con mồi lớn.
Bò tót châu Á (1,13 tấn): Bò tót châu Á có nguồn gốc từ Nam Á, chiều dài cơ thể từ 2,5-3,5 m và nặng 1,13 tấn. Trọng lượng bò tót châu Á đực lớn hơn 30% con cái. Bò tót châu Á sinh sống theo bầy đàn, từ 9-13 con, ở đồng cỏ và rừng thường xanh. Sừng của chúng có thể dài tới 1 m.
Hươu cao cổ (1,6 tấn): Hươu cao cổ là động vật có vú cao nhất thế giới, được tìm thấy với số lượng lớn ở Nam Phi. Chúng có chiều cao hơn 6 m và nặng từ 1,27-1,59 tấn. Những đôi chân cao, cứng cáp giúp hươu cao cổ ăn lá trên ngọn cây. Chúng cũng có thể chạy với tốc độ tối đa 50 km/h. Lưỡi hươu cao cổ dài hơn 53 cm để lấy lá cây.
Hà mã (3,4 tấn): Hà mã là động vật có vú trên cạn lớn thứ 3 Trái Đất. Chúng có nguồn gốc từ Nam Phi. Một con hà mã trưởng thành nặng 2,4 tấn. Chúng dành nhiều thời gian trong nước để hạ nhiệt cơ thể nặng nề của mình. Hàng ngày, một con hà mã tiêu thụ hơn 36 kg cỏ. Răng của hà mã có hình dạng đặc biệt, giúp chúng ăn lượng lớn cỏ trong thời gian ngắn.
Tê giác trắng (3,5 tấn): Tê giác trắng là động vật trên cạn lớn thứ 2 Trái Đất, sinh sống nhiều ở khắp châu Phi. Tê giác trắng cũng là loài lớn nhất trong 4 loài tê giác còn sống trên thế giới. Mỗi cá thể có chiều dài 4 m và nặng từ 1,6-3,5 tấn. Loài vật này có hộp sọ lớn và 2 sừng. Sừng phía trước có thể phát triển dài đến 1,5 m.
Voi châu Á (5 tấn): Voi châu Á là loài voi lớn thứ 2 thế giới, động vật trên cạn lớn nhất châu Á. Voi châu Á trưởng thành nặng tới gần 5 tấn và có chiều cao 3,5 m. Loài này dành tới 19 giờ mỗi ngày để kiếm ăn. So với động vật sống trên cạn, những con voi châu Á có thời gian mang thai dài nhất, 23 tháng. Voi con có thể nặng hơn 90 kg.
Voi châu Phi (6,35 tấn): Voi châu Phi là động vật sống trên cạn nặng nhất trên thế giới. Con trưởng thành có thể nặng 6,35 tấn và cao 4 m. Chúng có tai và ngà lớn hơn các loài voi khác, sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Tây và Trung Phi. Một con voi châu Phi trưởng thành có thể tiêu thụ tới 136 kg thức ăn trong một ngày.
Cá mập voi (18 tấn): Cá mập voi là động vật biển lớn nhất với chiều dài 12 m và trọng lượng hơn 18 tấn. Chúng sống ở vùng biển nhiệt đới ấm áp trên khắp thế giới. Loài cá mập khổng lồ này vô hại đối với con người. Chế độ ăn uống của chúng chủ yếu vi tảo, nhuyễn thể, cua và các động vật xương sống khác.
Cá voi xanh (200 tấn): Cá voi xanh là loài động vật lớn nhất Trái Đất. Mỗi cá thể trưởng thành có chiều dài cơ thể 30 m và trọng lượng 200 tấn. Lưỡi của cá voi xanh bằng trọng lượng của một con voi. Tiếng huýt của chúng có thể được nghe thấy từ hàng trăm hải lý. Cá voi xanh tiêu thụ tới 4 tấn thức ăn mỗi ngày.
Ngựa, la và lừa thường được coi là phương tiện mang vác hành lý, thiết bị nặng trên đường lên vườn quốc gia Grand Caynon (Mỹ). Đôi khi, chúng chết do kiệt sức.
Rắn Mole là loài bò sát không có độc nhưng chuyên siết chặt và cắn con mồi cho tới chết. Tuy nhiên, con rắn đã mắc phải sai lầm lớn khi tấn công lửng mật.
Đầu tháng 10 đến hết tháng 12, thảo nguyên Suôi Thầu (huyện Xín Mần, Hà Giang) bước vào mùa đẹp nhất. Những triền núi phủ xanh màu cỏ, nhiều loài hoa dần nở rộ trong lớp sương giá.