Liên Hợp Quốc vừa công bố 10 khu vực nữ giới khó đến trường nhất dựa trên nhiều tiêu chí như số năm trung bình nữ sinh đi học, tỷ lệ mù chữ ở phụ nữ và chi tiêu công cho giáo dục.
|
Đứng vị trí thứ 10 là Ethiopia, quốc gia nằm ở Đông Phi. Tuy được thiên nhiên ưu đãi với đất đai màu mỡ, đất nước này vẫn trải qua hàng loạt nạn đói do yếu tố địa chính trị cũng như ảnh hưởng từ nội chiến. Nạn tảo hôn tại Ethiopia đã ảnh hưởng lớn đến cơ hội đi học của nữ giới. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, cứ 5 bé gái lại có 2 em kết hôn trước 18 tuổi. Ảnh: Reuters. |
|
Là quốc gia nằm ở Tây Phi, Liberia chìm trong nội chiến suốt nhiều năm khiến tình hình an ninh bất ổn, nền kinh tế bị tàn phá. Phần lớn lực lượng lao động phục vụ cho nông nghiệp. 2/3 học sinh trong độ tuổi tiểu học không được đến trường. Ảnh: Reuters. |
|
Cũng ở Tây Phi, Burkina Faso là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với 80% lực lượng lao động phục vụ cho nông nghiệp. Đất nước này có tỷ lệ kết hôn sớm cao thứ sáu ở châu Phi. Cứ 10 bé gái lại có một em kết hôn vào tuổi 15. Tại đây, chỉ 1% nữ sinh học hết cấp hai. Ảnh: Reuters. |
|
Xếp ở vị trí thứ bảy, tổng thời gian giáo dục trung bình của phụ nữ trên 25 tuổi ở Guinea là dưới một năm. Nằm ở khu vực Tây Phi, quốc gia này có mức tăng trưởng hàng năm âm. Năm 2009, GDP bình quân của nước này chỉ là 1.100 USD/năm. Nông nghiệp chiếm 2/3 lực lượng lao động. Dịch vụ chăm sóc yếu kém. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ diễn ra phổ biến và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh vào loại cao nhất thế giới. Ảnh: Reuters.
|
|
Quốc gia đứng thứ sáu trong danh sách những nơi nữ sinh khó đến trường nhất là Mali. Tại đây, chỉ 38% bé gái học tiểu học. Ảnh: UNICEF.
|
|
Tại Chad, rào cản xã hội và kinh tế khiến phụ nữ và các bé gái khó tiếp cận giáo dục. Theo Liên Hợp Quốc, 10 khu vực nữ sinh khó đến trường nhất thế giới đa phần là những quốc gia nghèo, dễ bị tổn thương. Nhiều gia đình tại đây chìm trong đói nghèo, thiếu dinh dưỡng và thậm chí buộc phải tị nạn vì chiến tranh và xung đột. Nhiều cô gái trẻ muốn đi làm hơn đi học. Bên cạnh đó, người dân kết hôn sớm và kết thúc cơ hội được giáo dục. Ảnh: UNICEF.
|
|
Afghanistan xếp thứ tư, là quốc gia có tình trạng bất bình đẳng giới cao. Các bé trai có cơ hội đến trường nhiều hơn các bé gái. Ảnh: Reuters. |
|
Xếp thứ ba là Niger với 17% nữ giới trong độ tuổi 15-24 biết chữ. Niger vẫn còn là quốc gia kém phát triển bởi những điều kiện về địa lý không thuận lợi cũng như cơ sở hạ tầng yếu kém. Phần lớn dân số nước này sống ở các vùng nông thôn và ít có cơ hội tiếp cận với nền giáo dục cấp cao.
Ảnh: Getty Images. |
|
Đứng thứ hai là Cộng hòa Trung Phi. Tỷ lệ giáo viên/học sinh của quốc gia này là 1/80. Các số liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy những bé gái ở các quốc gia có xung đột bị giảm 1/2 cơ hội đến trường. Ảnh: Reuters.
|
|
Giữ ngôi vị quán quân là Nam Sudan, quốc gia trẻ nhất thế giới. Theo BBC, trải qua nhiều thập kỷ đối mặt bạo lực và chiến tranh, trường học tại Nam Sudan bị tàn phá nặng nề. Nhiều gia đình buộc phải rời khỏi ngôi nhà của họ để đi tị nạn. Thậm chí, gần 3/4 bé gái của quốc gia này không thể học tiểu học. Ảnh: Reuters. |
nữ sinh khó đến trường
Liên Hợp Quốc
giáo dục châu Phi
giáo dục ở Afghanistan