Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

'10 phút lướt TikTok, tôi thấy đủ thứ từ lạm dụng, sex đến bạo lực'

Những clip 15 giây tưởng chừng vô hại song ẩn chứa nhiều hình ảnh, nội dung xấu núp bóng các thử thách, trào lưu, chủ yếu nhắm vào giới trẻ.

noi dung doc hai tren tiktok anh 1

Zing tổng hợp bài viết trên tuyến bài phóng sự "TikTok The Bomb" (tạm dịch: Bom hẹn giờ TikTok) đăng trên The Sun - đề cập đến việc người trẻ có thể dễ dàng tiếp cận và bị ảnh hưởng bởi các nội dung độc hại trên TikTok.

TikTok, thuộc sở hữu của công ty ByteDance hiện có trụ sở tại Trung Quốc, là mạng xã hội chia sẻ clip 15 giây, “nơi mọi người có thể xuất hiện theo cách bất thường và làm những điều khó hiểu”.

Thoạt nhìn, ứng dụng có vẻ vô hại, nhận được sự thích thú với những clip về động vật dễ thương, người nổi tiếng.

Tuy nhiên, nền tảng chia sẻ video này ẩn chứa mặt tối nguy hiểm khó lường, nơi có thể dễ dàng tìm thấy clip liên quan đến ma túy, tình dục, bạo hành động vật chỉ trong vài lần lướt.

Nhà báo Alison Maloney - người điều hành tuyến bài phóng sự "TikTok The Bomb" đăng trên The Sun - cho biết cô từng nhìn thấy những đứa trẻ khoảng 8 tuổi chải chuốt, nhảy nhót trên nền tảng này hay những cô gái bị lợi dụng đăng tải nội dung khiêu dâm.

Điều đáng lo ngại là có tới 1/4 cha mẹ thừa nhận họ thậm chí không biết những nội dung đó tồn tại. Có người còn cho đứa con 3 tuổi của mình lướt hết video này đến video khác. Theo một cuộc khảo sát nhanh trên Facebook, giới hạn độ tuổi 12 của ứng dụng này gần như bị bỏ qua.

"TikTok sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để cung cấp nội dung cho người dùng dựa vào lượt thích trước đó của họ. Điều này có thể khiến nội dung khiêu dâm, lạm dụng, bạo lực hoặc tình dục lan truyền dễ dàng”, Ray Walsh, chuyên gia về quyền riêng tư kỹ thuật số tại ProPrivacy, nói với Sun Online.

Trong vòng 10 phút dùng thử TikTok, nhà báo Maloney đã thấy những nội dung mà cô sẽ không bao giờ muốn con trai 18 tuổi của mình nhìn thấy, chứ đừng nói đến một đứa trẻ tiểu học.

noi dung doc hai tren tiktok anh 2

Trẻ em có thể dễ dàng tiếp cận các nội dung độc hại trên TikTok. Ảnh: Alamy.

Lạm dụng, lăng mạ trong clip vài giây

Độ tuổi tối thiểu được sử dụng TikTok là 13, nhưng khi Maloney đăng ký tài khoản, ứng dụng này không có quy trình xác minh tuổi. Do vậy, người dùng rất dễ gian lận.

Ngay sau khi truy cập vào ứng dụng, một đoạn video bắt đầu tự động phát - trong trường hợp của Maloney là clip một cô gái đang nhảy - sau đó người dùng có thể thích, chia sẻ và vuốt lên để xem thêm.

“Trong lần truy cập đầu tiên của mình, đoạn video thứ 4 mà tôi xem là một thiếu niên phi giới tính thảo luận về xu hướng tính dục của mình, kết thúc với cảnh một người phụ nữ lớn tuổi hét lên ‘câm miệng lại đi con ***’(nói tục)”, Maloney cho biết.

Phần cuối clip được ghép vào để phản đối những người không cùng chung quan điểm với họ. Những lời nói tương tự cũng xuất hiện trong rất nhiều video, có cả clip nhắm vào nhà hoạt động vì môi trường 17 tuổi Greta Thunberg.

Nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

12 tuổi nhảy múa, hát về tình dục

Một chủ đề đáng lo ngại khác là việc các thiếu nữ bị lạm dụng tình dục, chưa kể những kẻ ấu dâm núp bóng trên nền tảng này.

Trong một video, hai cô gái trông khoảng 12 tuổi hát một ca khúc có ngôn từ khiêu dâm, về việc “một người đàn ông cố gắng đưa ‘cậu nhỏ’ vào quần tôi”.

Trong clip khác, một thiếu nữ còn hỏi những người theo dõi mình: “Có ai muốn quan hệ bằng miệng không?”. Hay trong một đoạn video, nhiều nam sinh cho thấy ngón tay họ sử dụng khi quan hệ tình dục hay ám chỉ lạm dụng tình dục người khác.

Tự làm hại bản thân

Lướt nhiều hơn trong các nội dung liên quan, Maloney thấy một video của đám học sinh tiểu học nói đùa về việc “cứu một đứa nhóc mới tìm vào chỗ chết”. Trong một clip khác, cô bé khoảng 7, 8 tuổi xuất hiện với những vết tự cắt ở cánh tay.

Nội dung video thiếu niên sử dụng dao rất phổ biến trên TikTok. Như trong một clip có chú thích là “luyện dao”, một thiếu niên vung tay ném con dao khoảng 25 cm về phía nhà bếp hay một chàng trai đâm dao về phía màn hình trong đoạn video khác.

“Vài phút sau, tôi lướt qua một video với hashtag 'Spiceworld', cho thấy hai người đàn ông lái xe ngang qua một phụ nữ vô gia cư - có vẻ đang phê ma túy - rồi hét lớn để khiến cô phải nhảy dựng lên”, Maloney cho biết.

Một clip có tới 142.000 lượt thích, ghi lại cảnh người đàn ông đang phê ma túy kích động, run rẩy theo điệu nhạc. Ngoài ra, còn có những nội dung được giới thiệu mang tính “truyện tranh” cho thấy thế giới trông sẽ ra sao khi sử dụng ketamine và cocaine (các loại ma túy bị cấm).

Đóng giả nạn nhân lạm dụng tình dục, người bệnh

Không chỉ tạo ra các clip hưởng ứng thử thách hay hành động bạo lực, nhiều TikToker lại cho rằng bằng cách giả vờ là nạn nhân của bạo lực và lạm dụng trong gia đình, họ sẽ giúp nâng cao nhận thức về vấn đề này.

Trong một clip, cô gái tuổi teen xuất hiện với lớp trang điểm các vết bầm tím, giả vờ gọi pizza để ra ám hiệu về lạm dụng. Ở một nội dung khác nhận được 90.000 lượt thích, cô gái đăng đoạn video giả vờ bị quay bởi một "người bạn trai bạo hành vì quá say".

noi dung doc hai tren tiktok anh 5

Kate Swenson, bà mẹ của một bé trai tự kỷ, bức xúc khi nhiều người đem việc đóng giả người bệnh ra làm trò vui.

“Không cần phải diễn lại hành động lạm dụng để giúp mọi người xác định hành vi đó. Nó giống như cứa vào vết thương của những người đang cố gắng hồi phục thật sự vậy”, Miriam Torres, người ủng hộ việc ngăn chặn tấn công tình dục và sáng tạo dự án thẻ “Because of What Happened” hỗ trợ nạn nhân của bạo hành, lạm dụng tình dục, nói với Daily Dot.

Chưa dừng lại ở đó, một số người còn quay clip thực hiện điệu nhảy với những động tác ngờ nghệch, biểu cảm méo mó để đóng giả người mắc bệnh tự kỷ.

Hồi tháng 5, Kate Swenson, mẹ của một bé trai 9 tuổi bị tự kỷ, đã nói trên trang cá nhân cô thấy “ghê tởm” khi phát hiện nhiều người đóng giả bị căn bệnh này và quay clip TikTok, coi đó là điều đáng cười.

“TikTok cần xóa những video này. Tôi khá chắc chắn rằng việc làm nhục một nhóm người đi ngược lại 'tiêu chuẩn' của họ đề ra”, người mẹ khẳng định.

Trước đó, những clip có nhân vật chính giả vờ co giật trước camera, mô phỏng triệu chứng của người bệnh động kinh cũng từng trở thành thử thách được nhiều người trẻ hưởng ứng.

Mạo hiểm mạng sống để nổi tiếng

Không chỉ chia sẻ nhiều video có nội dung độc hại, TikTok còn là nơi lan truyền các thử thách từ đơn giản cho đến nguy hiểm.

Cũng trong 10 phút khám phá TikTok, nữ nhà báo của The Sun nhanh chóng thấy thêm một clip ghi cảnh hai cô gái nhảy múa giữa con đường hai chiều đông đúc để thu hút sự chú ý.

Kinh hoàng hơn cả là dòng chú thích clip này: “Chúng tôi đã bị một chiếc ôtô đâm khi quay video này, vì vậy chúng tôi trở nên nổi tiếng”.

Nhiều thử thách khác cũng dễ dàng được tìm thấy trên TikTok thông qua hashtag.

“Sức hấp dẫn của TikTok đối với giới trẻ nằm ở tính năng 'trò chơi hóa' của nó. Ứng dụng này khuyến khích người dùng không chỉ bình luận hoặc thích nội dung mà còn phản hồi bằng chính nội dung của họ. Điều này có thể khuyến khích người dùng trẻ hành xử theo những cách mà họ không muốn để gây ấn tượng khi dùng ứng dụng”, chuyên gia Ray Walsh nhận định.

Anh lấy ví dụ một trong những xu hướng hiện nay là khuyến khích trẻ nhỏ chửi thề trước mặt cha mẹ và ghi lại phản ứng của họ.

"Những trào lưu khác tương tự gây ra hậu quả nghiêm trọng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào”.

Theo Ray Walsh, cách tốt nhất để cha mẹ theo dõi hoạt động của con mình trên TikTok là tự mình tham gia ứng dụng.

“Trở thành một người bạn của con trên TikTok, bạn sẽ biết chúng xem gì, đăng gì, góp phần kiểm soát những hành vi sai trái của chúng”, anh nói.

Trẻ em dễ thành con mồi của quấy rối, ấu dâm trên TikTok

Bị gạ lột đồ, gửi tin nhắn tình dục, lừa tiền... là hàng loạt mối hiểm họa rình rập trẻ em trên TikTok khiến nhiều quốc gia quyết định cấm cửa ứng dụng này.

Mai An

Bạn có thể quan tâm