Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 sai lầm của cha mẹ cản trở con đạt được ước mơ

Một số thói quen nuôi dạy con, như kiểm soát quá mức hoặc không ủng hộ, có thể làm tổn thương sự tự tin và kìm hãm sự phát triển của trẻ.

sai lam nuoi day con anh 1

1. So sánh con với người khác: Phụ huynh có thể dễ dàng rơi vào bẫy so sánh con cái với người khác. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng và lo lắng không cần thiết. Bạn hãy nhớ mỗi đứa trẻ đều độc đáo và sẽ tỏa sáng theo cách riêng của mình. Cách tiếp cận tốt nhất là kiên nhẫn với hành trình của trẻ và khuyến khích chúng kiên trì khi theo đuổi mục tiêu.

sai lam nuoi day con anh 2

2. Đánh giá con: Đôi khi, những điều trẻ thích không phù hợp với kỳ vọng thường thấy, nhưng điều đó hoàn toàn bình thường. Ví dụ, nhiều phụ huynh từng lớn lên với suy nghĩ con trai phải thế này, con gái phải thế kia. Nhưng điều đó là không đúng. Con trai của bạn có thể thích học nấu ăn và con gái bạn có thể đam mê ô tô, cả hai đều bình đẳng. Thay vì gắn nhãn các hoạt động là "dành cho con trai" hoặc "dành cho con gái", cha mẹ hãy tập trung vào việc ủng hộ những gì khiến con hạnh phúc. Mọi đứa trẻ đều có quyền khám phá sở thích của mình và học hỏi trong bất kỳ lĩnh vực nào mà chúng chọn.

sai lam nuoi day con anh 3

3. Thúc giục con: Nếu con chưa khám phá ra sở thích hoặc mơ ước của mình, cha mẹ đừng lo lắng, hãy cho chúng thời gian. Cha mẹ hãy tiếp tục tương tác với con và biến các hoạt động và trò chơi thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng. Những khoảnh khắc này rất cần thiết để xây dựng các kỹ năng và kiến thức mà chúng sẽ cần sau này.

sai lam nuoi day con anh 4

4. Chỉ trích con về lựa chọn của chúng: Nhiều trẻ em ước mơ viển vông như trở thành phù thủy hoặc công chúa. Nhưng đó không phải là lý do để cha mẹ đưa ra bình luận khắc nghiệt về trí tưởng tượng của con. Sự chỉ trích liên tục có thể làm tổn thương sự tự tin của trẻ và đánh giá bản thân theo hướng tiêu cực. Thay vì phủ nhận những giấc mơ của con, cha mẹ hãy cùng trẻ khám phá. Nếu con mơ ước trở thành họa sĩ, hãy tạo điều kiện để con vẽ. Biết đâu, một ngày nào đó, những bức tranh ngây thơ của con lại trở thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

sai lam nuoi day con anh 5

5. Không coi trọng cảm xúc của trẻ: Nhiều bậc phụ huynh mong muốn nuôi dạy những đứa trẻ mạnh mẽ về mặt cảm xúc, nhưng cách tiếp cận của họ có thể gửi đi thông điệp sai lầm, khiến trẻ em coi cảm xúc như một điểm yếu. Thay vào đó, cha mẹ hãy cho phép trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc của chúng, đồng thời giúp con hiểu và xử lý cảm xúc của mình một cách lành mạnh.

sai lam nuoi day con anh 6

6. Bỏ qua nhu cầu của trẻ: Khi trẻ em tỏ ra quan tâm đến một lớp học, một hoạt động hoặc một sở thích nào đó, nó có thể chỉ là một giai đoạn thoáng qua đối với cha mẹ, nhưng đó là cách chúng thể hiện điều gì mang lại niềm vui cho chúng. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý đến những tín hiệu này để hiểu những điều con yêu thích và tạo cơ hội để hỗ trợ trẻ nuôi dưỡng tài năng.

sai lam nuoi day con anh 7

7. Không cho phép con thử điều mới: Giống như người lớn, trẻ em cũng cảm thấy nhàm chán khi lặp đi lặp lại cùng một hoạt động và có thể muốn khám phá điều gì đó mới mẻ. Đây là một phần tự nhiên trong sự phát triển của chúng. Để hỗ trợ trẻ, cha mẹ hãy thử giúp con khám phá các câu lạc bộ, trò chơi mới phù hợp với sở thích của trẻ. Được ở trong môi trường với những người cùng chung đam mê có thể khiến con cảm thấy được khuyến khích và đồng điệu.

sai lam nuoi day con anh 8

8. Thiết lập lịch trình dày đặc cho trẻ: Nhiều phụ huynh thường đánh đồng lịch trình bận rộn là năng suất. Tuy nhiên, trẻ em cần thời gian nghỉ ngơi. Việc ép trẻ tham gia quá nhiều hoạt động không đảm bảo thành công. Thậm chí, nhiều hoạt động ngoại khóa có thể ảnh hưởng đến cảm xúc. Điều quan trọng cha mẹ cần nhớ là nghỉ ngơi cũng có giá trị đối với sự phát triển và hạnh phúc của trẻ.

sai lam nuoi day con anh 9

9. Coi thường khả năng của con: Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã thể hiện những sở thích định hình nên con người chúng và có thể dẫn đến một tương lai rộng mở. Đó là lý do cha mẹ không nên bác bỏ hoặc chỉ trích những tài năng có vẻ không quan trọng đối với người lớn. Thay vì nói những điều như "Sở thích đó sẽ không giúp con tìm được một công việc tốt", hãy tập trung vào những gì khiến con bạn hạnh phúc và ủng hộ chúng hết mình.

sai lam nuoi day con anh 10

10. Mua cho con mọi thứ con muốn: Tặng quà cho con cái là một cách tuyệt vời để thể hiện tình yêu thương và khiến chúng hạnh phúc. Tuy nhiên, việc đáp ứng mọi yêu cầu của con có thể gây hại cho sự phát triển của chúng. Khi trẻ em dễ dàng nhận được mọi thứ, chúng có thể không học được cách kiên nhẫn và tự chủ. Trong khi đó, việc phải chờ đợi và nỗ lực để đạt được điều mình muốn sẽ giúp trẻ học cách đánh giá cao những thành quả của bản thân. Điều này giúp trẻ trở thành những cá nhân mạnh mẽ, độc lập, nỗ lực để đạt được mục tiêu và biết trân trọng giá trị của việc lao động.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

Đừng vội thúc giục nếu muốn con tự lập

Theo Bright Side, sự độc lập không chỉ giúp trẻ tự tin hơn mà còn giúp trẻ trở thành những người có trách nhiệm và biết cách đưa ra quyết định.

Ngọc Bích

Ảnh: Pexels

Bạn có thể quan tâm