Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

8 mẹo dạy con có trách nhiệm từ bé

Dạy trẻ về trách nhiệm từ sớm sẽ giúp con tự lập, tự tin và thành công trong cuộc sống. Việc này nên bắt đầu từ khi trẻ lên 3 tuổi để hình thành thói quen tốt và phát triển kỹ năng lâu dài.

meo nuoi day con anh 1

1. Để trẻ tự dọn dẹp: Theo Bright Side, khi con bạn đánh đổ sữa ra sàn, hãy coi đó là cơ hội để dạy chúng về việc chịu trách nhiệm. Nhắc nhở trẻ rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi, miễn là chúng tự dọn dẹp được. Bạn hãy đưa cho trẻ giẻ lau và hướng dẫn cách dọn dẹp thay vì nổi giận.

meo nuoi day con anh 2

2. Làm gương cho con: Trẻ em luôn quan sát những gì bạn làm và thường bắt chước hành động của bạn. Nếu chúng thấy bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ, rất có khả năng chúng cũng sẽ hình thành thói quen này. Cha mẹ trở thành hình mẫu tích cực sẽ giúp trẻ có trách nhiệm hơn.

meo nuoi day con anh 3

3. Giao cho trẻ những công việc phù hợp với lứa tuổi: Trẻ mới biết đi có thể bắt đầu bằng việc học cách cất đồ chơi sau khi sử dụng. Đến 5 tuổi, chúng nên tự dọn giường. Khi bắt đầu lên tiểu học, trẻ nên thành thạo các việc nhà như quét nhà và dọn bàn ăn.

meo nuoi day con anh 4

4. Đừng giao quá nhiều việc cho trẻ: Giao cho trẻ quá nhiều việc cùng một lúc có thể khiến chúng cảm thấy quá tải, dẫn đến chán nản. Hãy đảm bảo để trẻ không cảm thấy quá nhiều áp lực phải hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ, bạn có thể chia nhỏ các công việc lớn hơn, chẳng hạn như dọn bàn ăn và rửa bát, thành chỉ dọn bàn ăn. Khi trẻ dần hoàn thành tốt các công việc được giao, bạn có thể bổ sung thêm các nhiệm vụ mới.

meo nuoi day con anh 5

5. Công nhận sự nỗ lực của con: Việc nói lời cảm ơn với con và đánh giá cao sự nỗ lực của chúng là điều cần thiết khi con làm được điều gì đó. Ngay cả khi chúng thất bại trong việc hoàn thành nhiệm vụ, bạn vẫn nên công nhận nỗ lực của chúng và khuyến khích con làm tốt hơn vào lần sau.

meo nuoi day con anh 6

6. Chấp nhận sự giúp đỡ khi con đề nghị: Cha mẹ hãy vui vẻ chấp nhận sự giúp đỡ khi con đề nghị, ngay cả khi bạn tự mình làm sẽ nhanh hơn. Điều này cho phép trẻ cảm thấy sự hài lòng khi được đóng góp và giúp đỡ người khác. Đây cũng là một cách tốt để gắn kết cha mẹ với con cái.

meo nuoi day con anh 7

7. Luôn khuyến khích sự trung thực: Nói dối có thể trở nên nghiêm trọng nếu nó trở thành thói quen. Nếu phát hiện con mình đang nói dối, hãy bình tĩnh cho trẻ biết rằng bạn đã phát hiện ra điều đó. Cùng với đó, bạn hãy đảm bảo con sẽ an toàn khi nói ra sự thật và thảo luận về các vấn đề nghiêm trọng trước mặt bạn.

meo nuoi day con anh 8

8. Đừng bao giờ nói với con rằng chúng vô trách nhiệm: Nói với con bạn rằng chúng vô trách nhiệm gần như là một lời tiên tri tự ứng nghiệm. Có nhiều cách tốt hơn để khiến con trở nên có trách nhiệm hơn thay vì chỉ trích. Ví dụ, nếu muốn nhắc nhở chúng về những việc cần làm, hãy thử viết chúng ra giấy nhớ và đặt lời nhắc ở nơi con dễ thấy.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

8 điều bố mẹ nhất định phải dạy con trước khi lên 10

Theo Bright Side, ai cũng muốn con mình trở nên tốt bụng, trung thực, đồng cảm và dũng cảm. Tuy nhiên, những phẩm chất này sẽ không xuất hiện một cách tự nhiên.

Ngọc Bích

Ảnh: Pexels

Bạn có thể quan tâm