Dép xỏ ngón là món đồ được ưa chuộng vào mùa hè. Tuy nhiên, nó tiềm ẩn nhiều tác hại khôn lường tới sức khỏe không phải ai cũng biết.
Nguy cơ nhiễm vi khuẩn và nấm: Đi bộ với dép xỏ ngón biến đôi chân của bạn thành ổ chứa vi khuẩn thực sự, trong đó có staphylococcus. Đây là loại vi khuẩn rất nguy hiểm, trong trường hợp nghiêm trọng, đặc biệt khi có vết thương hở, có thể khiến bạn phải cắt bỏ chân.
Tốc độ chậm: Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Auburn (Mỹ) đã thực hiện một phân tích so sánh về dáng đi của con người trong khi đi dép xỏ ngón và giày thể thao. Kết quả cho thấy dép xỏ ngón gây ra những bước ngắn hơn và tốc độ đi chậm so với giày thể thao.
Tăng nguy cơ ngã: Khi đi dép xỏ ngón, bạn phải gập đầu gối và mắt cá chân nhiều hơn, dẫn đến biến dạng khi đi bộ và tăng nguy cơ vấp, té ngã.
Tổn thương gót chân: Độ mỏng của đế dép xỏ ngón có thể gây áp lực đáng kể đối với gót chân với mỗi bước đi. Tác động lặp đi lặp lại này có thể gây đau dữ dội, đặc biệt là khi bạn đi chúng trong thời gian dài.
Phồng rộp chân: Phần đai của dép xỏ ngón thường xuyên cọ xát vào da khi bạn bước đi. Điều đó có nghĩa là chúng sẽ kích thích da, gây ra những vết phồng rộp đau đớn, thậm chí là vết thương hở, khiến bàn chân dễ bị nhiễm vi khuẩn.
Tổn thương vĩnh viễn: Khi đi dép xỏ ngón, bàn chân buộc phải đảm nhận vị trí "gọng kìm" để không bị mất độ bám. Về lâu dài, tư thế không tự nhiên này khiến các ngón chân bị cong, gây biến dạng ngón chân.
Chai chân nặng: Việc làm nhiệm vụ "gọng kìm" của bàn chân khi đi dép xỏ ngón có thể gây ra vết chai, đặc biệt là ở giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai. Đây là vị trí dây đeo của dép, khiến cho việc đeo dép trở nên đau đớn hơn.
Tư thế xấu: Dép xỏ ngón và các loại giày dép không có gót chân đều ngăn cản sự hỗ trợ chính xác của bàn chân. Điều này làm thay đổi sự phân phối đúng trọng lượng cơ thể và lưu thông máu, dẫn đến hỏng tư thế khi đi dép xỏ ngón thường xuyên.
Nguy cơ viêm gân và vẹo ngón chân cái: Tư thế thay đổi xảy ra khi đi dép xỏ ngón sẽ gây áp lực lớn hơn lên khớp của chân. Các khớp này sau đó phải nỗ lực nhiều hơn để bù đắp sự mất cân bằng. Do đó, nó khiến bàn chân gặp phải một loạt vấn đề như đau, viêm gân và vẹo ngón chân cái nghiêm trọng.
Vật liệu độc hại: Dép xỏ ngón thường được làm bằng mủ cao su, chất liệu gây dị ứng ở nhiều người. Ngoài ra, chúng cũng có thể chứa BPA (bisphenol A), hợp chất được chứng minh là gây ra một số loại ung thư. Trong trường hợp này, tốt hơn là chọn loại dép được làm bằng vải, da hoặc cói.
Các bác sĩ cảnh báo không nên nặn mụn ở khu vực từ sống mũi đến khóe miệng - còn gọi là vùng "tam giác tử thần" - nơi có nhiều mạch máu và dễ dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm.