Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 tháp truyền hình cao nhất thế giới

Trang 10mosttoday.com giới thiệu top 10 tháp truyền hình cao nhất thế giới “mang tính biểu tượng của thành phố hay của một quốc gia” và hầu hết đều là các nước giàu hơn Việt Nam.

Danh hiệu tòa tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay thuộc về tháp Tokyo Skytree - biểu tượng của thủ đô Tokyo (Nhật) và là biểu tượng cho trình độ khoa học công nghệ của đất nước mặt trời mọc.  Tháp Tokyo Skytree cao 634 m, được khánh thành năm 2012 với kết cấu được làm bằng thép, xung quanh là một khu tổ hợp trung tâm thương mại, vui chơi và giải trí phục vụ cho du khách tham quan. Các chuyên gia kiến trúc gọi Tokyo Skytree là “một tổ hợp du lịch siêu hạng” với chi phí đầu tư xây dựng <abbr class=806 triệu USD." />
Danh hiệu tòa tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay thuộc về Tokyo Skytree - biểu tượng của thủ đô Tokyo (Nhật) và là công trình thể hiện cho trình độ khoa học công nghệ của đất nước mặt trời mọc. Tháp Tokyo Skytree cao 634 m được khánh thành năm 2012 với kết cấu được làm bằng thép, xung quanh là một khu tổ hợp trung tâm thương mại, vui chơi và giải trí phục vụ cho du khách tham quan. Các chuyên gia kiến trúc gọi Tokyo Skytree là “một tổ hợp du lịch siêu hạng” với chi phí đầu tư xây dựng 806 triệu USD. Ảnh: Lawlormediagroup.com.

Tháp Quảng Châu, Trung Quốc cao 600m, khánh thành năm 2010 - Ảnh: xcitefun.net

“Á quân” tháp truyền hình cao nhất thế giới là tháp Quảng Châu, Trung Quốc cao 600 m, được khánh thành năm 2010. Đây là “tháp đa mục đích” - phục vụ du lịch, vui chơi, giải trí và truyền tín hiệu phát thanh truyền hình. Tháp Quảng Châu được xem là “biểu tượng của sự lớn mạnh và những tham vọng của thành phố thịnh vượng Quảng Châu” với chi phí xây dựng 450 triệu USDẢnh: Xcitefun.net.

Tháp CN, Toronto, Canada cao 553,3m, khánh thành năm 1976 - Ảnh: travelthee.com.
Tháp CN, Toronto, Canada cao 553,3 m, khánh thành năm 1976. Ảnh: Travelthee.com.
Tháp Ostankino, Matxcova, Nga cao 540,1m, khánh thành năm 1967 - Ảnh: minaberksan.com.
Tháp Ostankino, Matxcova, Nga cao 540,1 m, khánh thành năm 1967. Ảnh: Minaberksan.com.
Tháp Minh châu phương Đông, Thượng Hải, Trung Quốc cao 468m, khánh thành năm 1994 - Ảnh: china-tour.cn.
Tháp Minh châu phương Đông, Thượng Hải, Trung Quốc cao 468 m, khánh thành năm 1994. Ảnh: China-tour.cn.
Tháp Milad, Iran cao 435m, khánh thành năm 2007 - Ảnh: ihr.org.
Tháp Milad, Iran cao 435 m, khánh thành năm 2007. Ảnh: Ihr.org.
Tháp KL, Kuala Lumpur, Malaysia cao 421m, khánh thành năm 1995 - Ảnh: mapsofworld.com.
Tháp KL, Kuala Lumpur, Malaysia cao 421 m, khánh thành năm 1995. Ảnh: Mapsofworld.com.
Tháp Thiên Tân, Trung Quốc cao 415,2m, khánh thành năm 1991 - Ảnh: urdu-mag.com.
Tháp Thiên Tân, Trung Quốc cao 415,2 m, khánh thành năm 1991. Ảnh: Urdu-mag.com.
Tháp Zhongyuan, Trịnh Châu, Trung Quốc cao 388m, khánh thành năm 2011 - Ảnh: pinterest.com.
Tháp Zhongyuan, Trịnh Châu, Trung Quốc cao 388 m, khánh thành năm 2011. Ảnh: Pinterest.com.

Tháp truyền hình Việt Nam dự kiến cao 636 m sẽ trở thành tháp truyền hình cao nhất thế giới.

Liệu danh hiệu “tháp truyền hình cao nhất thế giới này” trụ vững được bao nhiêu năm trong khi các quốc gia giàu sẽ phá vỡ “kỷ lục” này bất cứ năm nào trong thời gian tới?

http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20150330/10-thap-truyen-hinh-cao-nhat-the-gioi/727490.html

Theo Huỳnh Phương / Tuổi Trẻ

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm