Chắc hẳn trong số kỷ niệm về thời cắp sách đến trường, bạn sẽ có vài ấn tượng khó phai về những thói quen hài hước của thầy, cô giáo nào đó.
|
Thầy cô không chỉ là những người truyền đạt kiến thức, mà còn là người cha, người mẹ thứ hai và cũng là người bạn với học sinh. Việc tâm sự chuyện cuộc sống khiến thầy cô và học sinh gắn kết với nhau hơn. |
|
Chắc hẳn đây là câu nói đã khắc sâu trong trí nhớ nhiều thế hệ học sinh. |
|
Thầy cô có khiếu hài hước thường khiến học sinh yêu mến nhiều nhất nhưng cũng khiến học sinh "đau não" nhất vì những lần "troll không đỡ nổi". |
|
Ai từng trải qua thời đi học chắc sẽ ít nhất một lần được lâm vào tình cảnh này, đặc biệt là trong các môn xã hội. Tuy nhiên, những câu chuyện của thầy cô đôi khi sẽ giúp thay đổi không khí học tập, giúp học trò hào hứng với bài vở hơn. |
|
Dù là mùa hạ nóng rực hay là mùa đông lạnh giá, hễ cứ đến tiết này là phải mở cửa sổ ra. Có lẽ việc đó sẽ giúp lớp học có sinh khí hơn chăng? |
|
Viết bài tập lên bảng giờ là xưa rồi. Thời đại 4.0 nên việc giao bài tập về nhà cũng phải thật hiện đại. Đây là thói quen của những thầy cô yêu công nghệ. |
|
Ngoài điểm kiểm tra trên lớp, thầy cô thường hay phạt điểm nếu học sinh chưa ngoan, hoặc thưởng nếu học sinh có tiến bộ trong học tập. Nhưng dù có nghiêm khắc đến đâu, giáo viên vẫn luôn muốn tốt cho học sinh mà thôi. |
|
Kiểm tra là cụm từ luôn khiến học sinh "dựng tóc gáy" mỗi khi nhắc tới. Có nhiều thầy cô muốn học sinh nắm chắc kiến thức và tạo cơ hội cho trò "gỡ" điểm nên thường hay cho kiểm tra mỗi tiết học. |
|
Nhầm tên là một trong những thói quen kinh điển nhất của thầy cô. Nhưng đây cũng là điều dễ hiểu khi họ đã dạy rất nhiều thế hệ học trò. |
|
Những lời phê này vừa hài hước, vừa gần gũi với học sinh. Thầy cô luôn có cách để kết nối với học trò nhiều hơn. |
thói quen của giáo viên
thói quen khó đỡ
thói quen thầy cô
thầy cô 20/11
ngày nhà giáo việt nam
thói quen của giáo viên